Kon Tum xảy ra 6 trận động đất liên tiếp

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trưa 20/8 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra một trận động đất có độ lớn 4.2. Trận động đất không gây thương vong về người và tài sản.

Theo đó, trận động đất xảy ra lúc 13 giờ 5 phút 3 giây (giờ Hà Nội) ngày 20/8, có tọa độ 14,913 độ Vĩ Bắc, 108,226 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km. Độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trước đó, cùng ngày, 5 trận động đất liên tiếp có độ lớn là 3.0, 3.2, 3.3, 3.4, 3.8; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km cũng xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Động đất tại khu vực huyện Kon Plông được các chuyên gia nhận định là động đất kích thích; xảy ra thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh (Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu) cho biết, khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5,0. Mức độ động đất tại khu vực này dù xảy ra nhiều nhưng chưa đến mức cảnh báo rủi ro.

Viện Vật lý Địa cầu thường xuyên thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này; đồng thời các cán bộ thuộc Viện tiếp tục theo dõi thêm và xử lý số liệu các trận động đất tại huyện Kon Plông.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo khi xảy ra động đất, người dân nên bám chặt vào một khung cửa hoặc chui xuống gầm bàn trong trường hợp ở tòa nhà có kết cấu vững chắc.

Nếu ở ngoài trời, người dân cần tránh xa các đường dây điện, cột điện, nên chạy tới vùng đất trống. Nếu đang lái xe, người dân cố gắng tấp vào bên đường và dừng lại.

dong-dat-17241417749751904363327.png

Kon Tum liên tiếp xảy ra các trận động đất trong ngày 20/8. Ảnh: Viện Vật lý Địa cầu

Động đất là gì?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tùy từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Độ lớn của động đất

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter, được phân loại:

Từ 1 – 2: Không nhận biết được.

Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.

Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.

Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.

Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.

Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.

Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

dong-dat-1722221335362505098740-42-49-298-460-crop-17222214174451087032454.pngĐộng đất Kon Tum lại được thiết lập, 2 ngày xảy ra 32 trận

GĐXH - Nhiều trận động đất liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trong 2 ngày Kon tum xảy ra 31 trận.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022