Theo dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ GD&ĐT công bố danh mục các phương thức xét tuyển (do Bộ quy định).

Danh sách này gồm 17 phương thức xét tuyển, chi tiết gồm:

STT

Tên phương thức xét tuyển

1

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

2

200

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

3

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của quy chế

4

401

Xét điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức

5

402

Xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy… do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

6

403

Thi văn hóa do cơ sở đào tạo tổ chức để xét tuyển

7

404

Sử dụng kết quả thi văn hóa do cơ sở đào tạo khác tổ chức để xét tuyển

8

405

Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

9

406

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

10

407

Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

11

409

Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

12

410

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

13

411

Xét thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

14

413

Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

15

414

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển

16

415

Sử dụng chứng chỉ quốc tế SAT hoặc chứng chỉ quốc tế khác đủ điều kiện để xét tuyển

17

500

Sử dụng phương thức khác

So với năm 2024, năm nay Bộ GD&ĐT giảm 4 phương thức, gồm:

Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án và các phương thức khác (mã 301); 

Xét tuyển thẳng theo đề án của cơ sở đào tạo (mã 302); 

 Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để xét tuyển (mã 408);

Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển (mã 412).

xet-tuyen-dai-hoc-2-1743496663935307183238.png

Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025. Ảnh minh họa: TL

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố số liệu các thí sinh trúng tuyển theo từng phương thức trong năm 2024. Qua phân tích dữ liệu cho thấy, hơn 52% số thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, gần 28% thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ THPT.

Số còn lại trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (3,36%); xét tuyển kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án (1,96%) và các phương thức khác; các phương thức khác (gồm 12 phương thức) (13,33%).

Theo Bộ GD&ĐT, việc các trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển có thể gây nhiễu thông tin cho thí sinh. Trong khi có nhiều phương thức không có hoặc rất ít thí sinh đăng ký nên kém hiệu quả.

Theo kế hoạch, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra trong 2 ngày 26 - 27/6. Nhóm thí sinh học chương trình phổ thông hiện hành (2018) phải làm 4 bài thi, bắt buộc có Toán và Ngữ văn. Ngoài ra, thí sinh chọn hai môn gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ).

Nhóm theo chương trình cũ (2006) sẽ làm bài thi Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng một trong hai bài Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

cua-dai-hoc-cang-nhieu-cang-kho2-17214596728331800760029-106-0-1707-2561-crop-17214596917675296193.jpgĐăng ký xét tuyển đại học: Càng nhiều càng khó lựa chọn

GĐXH - Sau khi đạt kết quả thi tốt nghiệp, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học. Việc lựa chọn ngôi trường phù hợp đòi hỏi thí sinh phải cân nhắc kỹ lưỡng.

xet-tuyen-dai-hoc-17425327660061876075273-19-0-394-600-crop-17425328421681298776760.pngBộ GD&ĐT chính thức bỏ xét tuyển đại học sớm

GĐXH - Bộ GD&ĐT ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học trong đó quy định bỏ xét tuyển đại học sớm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022