Áp lực chọn ngành chọn nghề

Em Trần Quang Minh, ở phường Lê Mao, TP Vinh (Nghệ An) đã nhận thông báo trúng tuyển từ 8 trường đại học nhưng đến nay vẫn chưa quyết định chọn trường nào. Nói về lý do của mình, Quang Minh cho biết, em chủ yếu đăng ký các ngành như báo chí, truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng. Vì thế em không gặp khó khăn khi chọn ngành.

base64-1721460517750178856680.jpeg

Rất đông Học sinh TP Vinh tìm hiểu về thông tin tuyển sinh của các trường đại học.

Tuy nhiên, Quang Minh đang cân nhắc về mức học phí của các trường. "Nếu học tại TP Hồ Chí Minh, em sẽ có môi trường học tập và điều kiện trải nghiệm tốt, chi phí cao hơn. Ngược lại, nếu học tại Huế hoặc Đà Nẵng, học phí thấp và chi phí sinh hoạt tiết kiệm hơn, nhưng môi trường học tập không tốt bằng. Em đang tham khảo ý kiến từ các diễn đàn để có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng", Quang Minh nói.

Bình Nguyên - nữ sinh đến từ một trường chuyên ở TP Vinh, đạt được 52 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, em hài lòng với kết qủa thi tốt nghiệp THPT. Điều đặc biệt là dù khối C chỉ là khối thi để xét tốt nghiệp, Bình Nguyên đạt mức điểm khá cao là 27,25 điểm. Trong khi đó, điểm số của em trong khối D, khối thi để xét tuyển vào đại học là 26,50 điểm.

Trước đó, nữ sinh này được tuyển thẳng vào Đại học Thương mại nhưng vì mục tiêu của em là Trường Đại học Kinh tế quốc dân nên em vẫn còn băn khoăn khi xét tuyển. "Với điểm số hiện có, em nghĩ nếu xét tuyển theo khối C em có nhiều cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, lại không có ngành nghề em yêu thích. Ngược lại, nếu xét điểm khối D vào Đại học Kinh tế quốc dân, cơ hội trúng tuyển của em không cao vì năm ngoái nhà trường chỉ có một số ngành có điểm chuẩn dưới 27 điểm. Em đang cân nhắc thêm Học viện Tài chính, Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viên Ngân hàng", Bình Nguyên chia sẻ.

base64-1721460526619674229518.jpeg

Nhiều thí sinh gặp khó khăn trong quá trình đăng ký nguyện vọng.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Hoàng Dung, trú tại phường Vinh Tân, TP Vinh cho biết, gần 1 tuần nay cả nhà căng thẳng bởi con muốn học ngành truyền thông đa phương tiện trong khi bố mẹ muốn con học hàng không. "Khi bố mẹ định hướng ngành nghề cho con, thường đã tính tới đầu ra. Trong khi đó, các con lại thường chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc theo sở thích nên thường xảy ra mâu thuẫn", chị Dung chia sẻ. 

Nếu như trước đây, thí sinh chỉ có thể xét tuyển vào đại học sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay với hơn 20 phương thức xét tuyển khác nhau, nhiều thí sinh đã biết kết quả trúng tuyển sớm hơn. Điều này rõ ràng mang lại lợi ích cho các thí sinh trong việc lựa chọn ngành nghề theo đúng đam mê của mình. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những lúng túng và băn khoăn, đặc biệt là khi nhiều thí sinh vẫn chưa chắc chắn về khả năng và chưa xác định được hướng đi trong tương lai sau khi hoàn thành lớp 12.

Cân nhắc kỹ khi đăng ký xét tuyển

Nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng thí sinh cần phải cân nhắc thận trọng khi đăng ký chọn ngành học. Tại Hội nghị tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp dành cho học sinh lớp 12 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Nghệ An vào đầu năm nay, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho rằng, "việc học sinh lúng túng khi chọn ngành, chọn nghề là điều dễ hiểu. "Đáng lẽ ở bậc THPT học sinh cần phải được trải nghiệm nhiều nghề nghiệp để có thể khám phá sở thích, đam mê và khi đó các em sẽ chọn được nghề đúng với năng lực và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường khi ra trường". 

base64-1721460537868372877667.jpeg

Học sinh THPT Nghệ An tìm hiểu về thông tin tuyển sinh của các nhà trường đại học.

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí , Đại học Quốc gia Hà Nội lại cho rằng: "Tình trạng sinh viên ra trường làm trái ngành nhiều là do nhiều thí sinh đã chọn sai từ đầu, các em không được hướng nghiệp sớm hoặc không có những thông tin đầy đủ khi lựa chọn hoặc chịu những tác động khách quan khác dẫn tới chọn sai".

Về việc tư vấn chọn nghề, chọn trường cho học sinh, cô Lê Thị Vinh, chủ nhiệm lớp 12C2, Trường PT DTNT THPT số 2 (TP Vinh) chia sẻ, hiện nay, học sinh đang sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học. Trong những ngày qua, có rất nhiều học sinh đã nhờ cô hỗ trợ trong việc chọn ngành học. Hầu hết, giáo viên gặp khó khăn khi tư vấn cho học sinh khối C vì số lượng trường học trong khối này không nhiều, chủ yếu là các ngành như Sư phạm, Toà án, Viện kiểm sát, Luật, Báo chí... 

"Trước khi tư vấn cho các em, tôi phải xem lại điểm chuẩn các trường các năm trước, hỏi kỹ sở thích, năng lực và cả hoàn cảnh của từng gia đình. Nếu không tính tới đầu ra, nhiều em sẽ gặp khó khăn khi ra trường và tôi không muốn lặp lại hoàn cảnh của một số học sinh các khoá trước. Không ít em học xong đại học đi làm trái ngành, thậm chí là đi làm thuê", cô Vinh nói.

base64-17214604257951782490313.jpeg

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại TP Vinh.

Thầy Tô Vinh, chủ nhiệm lớp 12A5 tại Trường THPT Phan Thúc Trực (huyện Yên Thành) cho biết, các học sinh ở lớp chọn, trúng tuyển sớm thường sớm xác định được hướng nghiệp của mình. "Những học sinh còn lại đang đối diện với sự băn khoăn về việc vào đại học, đi du học hay học nghề. Đối với những học sinh chọn vào đại học, họ thường ưa chuộng các ngành "hot" hiện nay", thầy Vinh chia sẻ. 

  • Gần 80 trường công bố điểm sàn đại học 2024 mới nhất

  • Điều kiện đặc biệt khi xét tuyển vào trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

Do đó, trong quá trình tư vấn, các giáo viên luôn khuyên các em nên lựa chọn ngành nghề theo đam mê, vì đó là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Các ngành nghề có thể "hot" hiện nay không phải lúc nào cũng sẽ duy trì được thịnh hành trong vài năm tới, điều này có thể đối mặt với khó khăn cho các em trong tương lai.

Trái ngược với các năm trước, năm nay thí sinh chỉ có 1 tuần để "cân nhắc, đo đếm" và đưa ra quyết định cho việc đăng ký nguyện vọng vào đại học. Theo quy định, thí sinh có thể đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, nhưng chỉ được xét trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất. Vì vậy, trước ngày 31/7, các thí sinh cần phải thực hiện các bước cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả thí sinh đều phải tham gia đăng ký xét tuyển trên hệ thống, kể cả thí sinh đã xét, trúng tuyển sớm ở các cơ sở đào tạo.

Cụ thể:

- Từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

- Từ ngày 22/7 đến 17h ngày 31/7, đối tượng thí sinh diện xét tuyển thẳng xác nhận nhập học trên hệ thống (nếu có).

- Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

- Trước 17h ngày 19/8, các cơ sở đào tạo thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1.

- Trước 17h ngày 27/8, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.

diem-san-1721456264965618562256-0-0-1600-2560-crop-172145642635745539437.jpgGần 80 trường công bố điểm sàn đại học 2024 mới nhất

GĐXH – Dưới đây là danh sách gần 80 trường đã công bố điểm sàn đại học năm 2024, trong đó có nhiều trường top đầu cả nước.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022