Theo ghi nhận, sáng nay (20/12), Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã nhóm họp phiên thứ 2 thảo luận và thông qua phương áp án khuyến nghị Chính phủ về tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024.

Với đa số phiếu đồng thuận, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6% để trình Chính phủ. Nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ ngày 1/7/2024 (cùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước).

tang-luong-1-16944886233441863533186-27-0-554-843-crop-16944886501961688914780.jpgNgười lao động sẽ sớm đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

GĐXH - Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân lao động, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét…

tang-luong-17030535168661181651253.jpg

Chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 6% từ tháng 7/2024.

Với mức tăng trên, mức lương tối thiểu theo tháng có thể được áp dụng từ ngày 1/7/2024. Cụ thể:

Vùng 1 tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng);

Vùng 2 tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

Vùng 3 tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);

Vùng 4 tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Hội đồng cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% với lương tối thiểu vùng theo giờ. Cụ thể:

Vùng 1 tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ;

Vùng 2 tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ;

Vùng 3 tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ;

Vùng 4 tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

Theo TTXVN, ông Lê Văn Thanh (Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia) khẳng định: Các bên đã chia sẻ sự khó khăn của doanh nghiệp cũng như chật vật của người lao động trong thời gian qua. Tổng Liên đoàn lao động cũng đã đưa ra hai phương án và phía chủ sử dụng lao động cũng đã đề ra mức từ 6,5% đến 7,3%. Phía chủ sử dụng lao động đề xuất mức từ 4% đến 5%. Sau khi thảo luận, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất bỏ phiếu thông qua mức 6%. Đây là mức hợp lý và đạt được sự đồng thuận cao.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng: Mức tăng này dù chưa hài lòng nhưng với sự đồng thuận bỏ phiếu trong Hội đồng, chúng tôi đồng ý phương án tăng 6% và hy vọng doanh nghiệp sẽ có những giải pháp để thúc đẩy sản xuất, giữ vững việc làm.

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP: Mức lương tối thiểu vùng là mức tiền lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, phải bảo đảm:

- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Như vậy, lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa tính các khoản lương phụ cấp và bổ sung khác) phải ít nhất bằng tiền lương tối thiểu được quy định trong năm đó.

Trong trường hợp tiền lương tối thiểu vùng trong năm điều chỉnh tăng. Doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại mức lương trả cho người lao động, cụ thể:

Người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Doanh nghiệp buộc phải tăng lương cho họ.

Người lao động đang hưởng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Doanh nghiệp có thể xem xét tăng hoặc không tăng lương.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022