0-cau-ca-dao-tuc-ngu-thanh-ngu-ve-thay-co-hay-va-y-nghia-nhat-202210291323564468300x300-1668586028205-16685860283011783517988-0-0-188-300-crop-16685861320771908355156.jpgLời chúc 20/11 hay và ý nghĩa nhất năm 2022

GiadinhNet - Với thầy cô giáo, không có món quà nào quý giá hơn là sự trưởng thành, nên người của các thế hệ học sinh.

Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài gia đình, người thầy có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Khi đứng trên bục giảng, thầy cô có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí và hơn hết, có thể làm thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ.

"Tôi đã từng là một đứa trẻ tự kỷ"

loi-cam-on-thay-co-hoc-sinh-cuoi-cap-16687448428341300420990.jpg

"Tôi đã từng là một đứa trẻ tự kỷ"- phải thật dũng cảm mới có thể thốt ra được điều ấy, nhưng giờ đây, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Cô đã đến bên tôi - nhẹ nhàng, tươi mát như cầu vồng sau mưa, mang lại sức sống, niềm vui, hạnh phúc để tôi tìm lại được chính mình, thấy được giá trị của bản thân, có thể tự tin hòa nhập với bạn bè và cuộc sống.

Người đã làm tôi thay đổi đó là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên dạy môn Ngữ văn, chủ nhiệm lớp 10A10 - người mà cả lớp tôi vẫn gọi là "mẹ Hiền."

Đó là tâm sự của em Lưu Thị Thảo Nguyên, Trường Trung học Phổ thông Chi Lăng (Lạng Sơn) về cô giáo của mình.

Ngay từ nhỏ, Thảo Nguyên đã không muốn tiếp xúc với ai, kinh tế gia đình lại rất khó khăn nên không ai biết em mắc chứng tự kỷ.

Bước vào lớp 10, em đi học xa nhà, những khó khăn trong cuộc sống khiến Nguyên càng khó hòa nhập, em chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Em không có bạn bè, sức học không thể theo kịp các bạn trong lớp. Chính cô Hiền là người đã phát hiện những biểu hiện tâm lý khác thường và kịp thời giúp đỡ em.

Thảo Nguyên kể về trận mưa lũ tháng 5 năm 2022, khiến cho học sinh xóm trọ nơi em ở không kịp trở tay. Tất cả phòng trọ bị nhấn chìm trong mưa lũ, đồ dùng, sách vở bị cuốn trôi theo dòng nước. Lúc ấy, em mắc COVID-19, gia đình ở xa, bệnh tật và những khó khăn chồng chất.

Cô Hiền như "bà tiên có phép màu", xuất hiện kịp thời giúp em chiến thắng tất cả. Sự tận tâm của cô đã làm cho các bạn trong lớp hiểu về em, giúp đỡ em rất nhiều để em vượt qua chính mình, tự tin trong các hoạt động của trường, lớp.

Đặc biệt, với sự dìu dắt, chỉ bảo đầy tâm huyết của cô Hiền, Thảo Nguyên đã đoạt giải Khuyến khích môn Ngữ văn trong kỳ thi vượt cấp chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2021-2022. Hơn tất cả, điều kỳ diệu cô Hiền đã trao cho Thảo Nguyên là nỗ lực vượt qua chính mình, hòa nhập với các bạn, tự lập trong cuộc sống.

Là cô giáo miền xuôi lên công tác miền núi đã được 21 năm, cô Nguyễn Thị Thu Hiền là một giáo viên tâm huyết, dạy giỏi và có nhiều học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Hoàn cảnh của cô rất đặc biệt.

Cô có 3 người con, trong đó hai người con sinh đôi có một em bị tăng động, một em bị rối loạn phát triển phổ tự kỷ. Chặng đường đong đầy mồ hôi, nước mắt, cùng các con chiến đấu với bệnh tật đã làm cô kiệt quệ tinh thần, sức lực, tiền bạc.

Nhờ sự nỗ lực, cố gắng của cô, các con đã dần bình phục, hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy, cô Hiền đã lan tỏa những điều tích cực sang học trò từ chính hoàn cảnh của mình.

"Đường đi của những người mẹ có con tự kỷ vốn chẳng nhìn thấy đích nhưng cô luôn có ngọn lửa thần kỳ để soi rọi, đó chính là trái tim quả cảm và đầy yêu thương. Từ cuộc đời cô, từ sự quan tâm, chăm sóc của cô, một cô bé chỉ thích vẽ cầu vồng như tôi nhận thấy rằng, cầu vồng đẹp nhất khi xuất hiện từ ánh sáng mặt trời. Sau mỗi cơn mưa mù mịt, phải lạc quan, mạnh mẽ, tự tin, những cơn mưa to sẽ không là gì đối với bạn" - Thảo Nguyên chia sẻ.

Với những tâm sự chân thật, xúc động của Lưu Thị Thảo Nguyên và nhóm học sinh lớp 11A10, Tường Trung học Phổ thông Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn về cô Nguyễn Thị Thu Hiền, tác phẩm dự thi "Cầu vồng sau cơn mưa" đã giành giải đặc biệt trong Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" năm 2022.

Chuyện về thầy giáo 'bao đồng' vì học trò nghèo

thay-giao-ban-ve-so-1-1659878843254801705768-1668743847478-1668743850839477927200.jpg

Thầy Nguyễn Nhựt Tân đi bán vé số - Ảnh: TTXVN

Nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân (sinh năm 1982, Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) ngoài giờ lên lớp lại tranh thủ đi bán vé số để có tiền giúp đỡ nhiều học sinh nghèo và bà con có hoàn cảnh khó khăn.

Trước khi đến với nghề "gõ đầu trẻ", thầy Nguyễn Nhựt Tân là cán bộ làm việc tại Tòa án Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang). Sau đó, vì mong muốn được về làm việc gần nhà, thầy Tân học sư phạm và chuyển công tác về Trường trung học Phan Văn Trị (huyện Phong Điền) vào năm 2006. Đến năm 2008, thầy Tân chuyển về giảng dạy bộ môn mỹ thuật tại Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1.

"Ban đầu tôi chỉ mong muốn kiếm công việc gần nhà, thực lòng không nghĩ sẽ gắn bó lâu dài với nghiệp giảng dạy. Thế nhưng, mỗi ngày một chút, những nỗ lực bám lớp của học trò nghèo, những buổi đến nhà động viên cha mẹ cho các em tiếp tục đến trường… đã khiến tôi yêu nghề, mến lớp. Ngày nào không đến trường, tôi thấy rất bần thần. Rồi thì, 'bảng đen, phấn trắng' gắn bó đời tôi đã gần 20 năm", thầy Tân trải lòng.

Em Đặng Quốc Thịnh, học sinh lớp 5A Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, cho biết em theo học thầy Tân từ lớp 1 tới giờ. Trong các tiết học, thầy Tân luôn lồng ghép các câu chuyện thực tế thầy đi bán vé số, đi làm thiện nguyện cho các em nghe. Nhờ đó, các em hiểu rằng ngoài kia còn rất nhiều bạn vì hoàn cảnh gia đình mà không có cơ hội đến trường. Các em tự nhủ phải cố gắng học tập và thực hành sống tiết kiệm…

Cơ duyên đến với hoạt động thiện nguyện, theo thầy Tân, cũng là do nghề giáo mang lại cho mình. Trong quá trình giảng dạy, thầy tự bỏ tiền túi mua những phần thưởng nhỏ khen thưởng bốn học trò cao điểm nhất lớp. Dõi theo sự cố gắng mỗi ngày của trò, thầy Tân đã có cơ hội được biết đến nhiều hơn những hoàn cảnh gia đình khó khăn của trò.

Cảm động với những hoàn cảnh ấy, không dừng lại ở mục đích ban đầu là khen thưởng cuốn tập, cây bút từ đồng lương giáo viên eo hẹp của mình, thầy Tân tìm kiếm kết nối các nhà hảo tâm, các nhóm thiện nguyện để có thể giúp đỡ gia đình các em những phần quà giá trị hơn, như nhu yếu phẩm, tiền mặt… để san sẻ bớt gánh nặng cơm áo. Nhờ vậy, các em an tâm bám lớp, không phải bỏ học giữa chừng.

Thầy Tân hay bông đùa rằng nếu "nghề giáo" là tổ nghề chọn mình, các hoạt động thiện nguyện cũng là do "đời" chọn mình, một cách rất tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là cách lý giải có phần khiêm tốn của người thầy, cho một khối lượng công việc khổng lồ và một trái tim luôn rung động trước các mảnh đời bất hạnh…

Cô gái ở làng trẻ SOS và giấc mộng đổi đời ở môi trường mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022