Bị quấy rối, nữ nhân viên nghe góp ý "nên tránh hở hang"

Chị Trần Thảo - Trưởng phòng nhân sự tại một công ty xuất nhập khẩu ở TPHCM - kể, mới đây, công ty chị vừa xử lý một vụ quấy rối tình dục nơi công sở.

Một nhân viên nam 31 tuổi, là trưởng nhóm có những hành vi, lời nói quấy rối tình dục một nữ nhân viên tên M., 25 tuổi.

anh-chup-man-hinh-2023-12-15-luc-111129-edited-1702618697192-1702734560094-1702734567818660132007.jpeg

Nữ nhân viên bức xúc khi nghe góp ý "nên tránh ăn mặc hở hang" (Ảnh minh họa: Pixabay).

Thủ phạm đã ít nhất hai lần có hành vi sàm sỡ nữ đồng nghiệp kèm những lời lẽ mang tính quấy rối như "ngon quá" "ngọt nước"... Anh ta còn gửi nhiều tin nhắn thô tục ám chỉ về vấn đề nhạy cảm.

Sau khi cân nhắc, công ty xử lý nội bộ theo hướng cảnh cáo, cắt thi đua với người quấy rối. Ngoài ra, người này phải xin lỗi nạn nhân công khai.

Sau sự việc, trong vai trò phụ trách nhân sự, cũng là người chị đi trước, chị Thảo trao đổi, nhắc M. nên chú ý hơn trong việc ăn mặc ở công sở, hạn chế sexy, hở hang quá mức để tránh những chuyện không hay. Trước đó không lâu, M. cũng từng phản ánh một đối tác có hành vi quấy rối cô.

Nhà quản lý nhân sự này bất ngờ khi M. bật lại nói, công ty không có quy định bắt buộc về trang phục, muốn mặc thế nào là việc của cô. M. tuyên bố: "Tôi thích ăn mặc hở hang".

Cô gái càng bức xúc khi công ty đang có ý định quy định về trang phục nơi công sở sau sự việc xảy ra với mình.

Bà Trần Minh Hảo - chuyên gia phát triển cộng đồng ở TPHCM - cho biết, nữ nhân viên phản ứng "tôi thích ăn mặc hở hang" trong trường hợp trên có thể xuất phát từ việc nạn nhân cảm thấy mình đang bị đổ lỗi do ăn mặc.

Về lý, về luật, theo bà Hảo, quan điểm "tôi ăn mặc thế nào là việc của tôi, kẻ có tội là kẻ quấy rối" không sai. Không ai được phép quy kết nạn nhân vì ăn mặc như vậy nên mới bị quấy rối tình dục. Thực tế, ngay cả phụ nữ phục trang kín đáo, tác phong nghiêm túc cũng có thể là nạn nhân của quấy rối tình dục.

Phục trang có thể gây hiểu nhầm?

Tuy nhiên, theo bà Hảo, ở nạn xâm hại, quấy rối tình dục, rõ ràng kẻ xấu biết hành vi của mình là sai, là phạm luật nhưng vẫn thực hiện. Điều cần nhất trong chống xâm hại tình dục bằng ở ý thức phòng ngừa, bảo vệ của mỗi cá nhân.

anh-chup-man-hinh-2023-12-15-luc-111120-edited-1702619158447-1702734571028-170273457140190251320.jpeg

Trong nạn quấy rối tình dục, việc phòng tránh là việc quan trọng để bảo vệ bản thân (Ảnh minh họa: Pixabay)

"Việc chú ý ăn mặc không phải để tranh cãi đúng sai mà quan trọng là để bảo vệ mình an toàn, hạn chế "lôi kéo" sự chú ý của kẻ xấu. Tránh ăn mặc hở hang ở bối cảnh không phù hợp cũng như việc chúng ta hạn chế đi đêm, đi đến chỗ vắng người, tránh có những sơ hở về tài sản, tiền bạc...", bà Hảo cho hay.

Nhà văn Di Li - tác giả cuốn "Tật xấu của người Việt" - kể, cách đây không lâu, bà được mời đến nói chuyện tại một công ty về chủ đề phòng chống quấy rối tình dục nơi công sở. Quan điểm của bà, đôi khi xống áo hở hang khêu gợi có thể gây hiểu lầm.

Theo nữ nhà văn, nhiều phụ nữ lập luận: "Tôi mặc hở hang thế nào là quyền của tôi. Tôi mặc hở hang không có nghĩa là anh được phép buông lời cợt nhả hay đụng chạm vô duyên".

Về luật trên toàn thế giới thì đúng là như vậy. Về đạo đức cũng đúng luôn.

Nhưng nói thế, bà Di Li cho rằng cũng giống như bạn đeo kim cương 10 cara đi một mình giữa đường phố lúc 12h khuya xong bảo kim cương trên cổ tôi là thuộc về tôi, không ai được phép đụng vào, bạn mà giật mất thì bạn là kẻ cướp, côn đồ. Trong khi cơ thể thì đương nhiên còn quý hơn cả kim cương.

Bà Di Li nhấn mạnh, mặc đồ khiêu gợi chẳng sao nhưng nếu ở những chỗ không hợp lẽ thì phục sức ấy bỗng biến thành thứ kích thích, mời gọi, đặc biệt ở nơi nghiêm túc như công sở hay trong những cuộc giao tiếp công việc với người khác giới.

Chuyên gia tâm lý Đào Lê Tâm An chia sẻ, trong vấn đề quấy rối tình dục, ông phản đối kịch liệt việc đổ lỗi cho nạn nhân và hoàn toàn đồng tình rằng sự việc xảy ra đều là do ý chí của hung thủ.

quayroi-1702619337435-1702734572345-170273457248942202427.jpg

Một chương trình tập huấn nhận diện hành vi quấy rối tình dục nơi công sở cho người lao động tại TPHCM (Ảnh: Hoài Nam).

Tuy nhiên, theo ông An, việc "tự bảo vệ" và "giáo dục nâng cao nhận thức" không hề phủ định nhau mà cần diễn ra song song. Tự bảo vệ bản thân là một kỹ năng cần có cho tất cả mọi người, đặc biệt lưu tâm đối với những nhóm yếu thế. Tước đi tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân thì chẳng khác nào "chờ được vạ thì má đã sưng".

"Khoảng cách giữa lời khuyên "Hạn chế đi đường vắng vẻ" và "Ai kêu mày đi đường vắng vẻ làm gì" là rất mong manh. Nhưng hi vọng chúng ta đủ tỉnh táo để không nhập nó làm một và quên đi mỗi người đều cần có trách nhiệm cho chính sự an toàn của mình", ông An đưa ra góc nhìn.

avatar1702687608395-17026876085751703149801.jpgCụ ông 101 tuổi ở Long An dựng nhà mồ, sống một mình cùng 7 ngôi mộ

Không muốn vướng bận người con gái còn lại duy nhất, cụ ông sắp bước sang tuổi 102 dựng tạm nhà mồ, một mình sống cùng 7 ngôi mộ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022