Từ 1/7/2024, sử dụng tài khoản thanh toán được quy định thế nào?

Điều 10 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) quy định về sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán như sau:

1. Chủ tài khoản thanh toán được sử dụng tài khoản thanh toán của mình để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán.

2. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản, phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền.

3. Chủ tài khoản thanh toán có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và tuân thủ các quy định về mở, sử dụng, ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải đảm bảo có đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán đã lập trừ trường hợp có thỏa thuận cho vay thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán hợp lệ của chủ tài khoản thanh toán.

5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản thanh toán khi lệnh thanh toán không hợp lệ hoặc có cơ sở pháp lý để xác định chủ tài khoản vi phạm các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8 nghị định này hoặc khi tài khoản thanh toán không đủ tiền trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo lý do từ chối cho chủ tài khoản thanh toán.

tai-khoan-thanh-toan-17184663613951035973055.jpg

Từ 1/7/2024, có nhiều quy định mới về sử dụng tài khoản thanh toán. Ảnh minh họa: TL

Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng từ 1/7/2024

Tại Điều 17 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng như sau:

- Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;

+ Các dịch vụ thanh toán khác thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng:

+ Ngân hàng Nhà nước cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước;

+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán theo quy định nêu trên;

+ Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán theo quy định nêu trên sau khi được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Việc cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tài khoản thanh toán là gì?

Tài khoản thanh toán là dạng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, được đăng ký mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán: chuyển khoản trong hoặc ngoài ngân hàng, rút tiền mặt, thanh toán hóa đơn điện nước, mua vé máy bay, vé tàu, vé xe,...

Khi sử dụng tài khoản thanh toán, khách hàng có thể giao dịch với hạn mức lên đến 100 triệu đồng/tháng đối với tài khoản thông thường hoặc 600 triệu đồng/tháng đối với các loại tài khoản Priority tùy theo quy định của từng ngân hàng khác nhau. 

thumb-mao-danh-17183523417361283826744-1718352364904806285959.jpgNghe cuộc điện thoại lạ, người phụ nữ tại Hà Nội mất 6 tỷ đồng trong tài khoản

GĐXH - Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đang làm rõ trình báo của một phụ nữ về việc bị lừa mất 6 tỷ đồng sau khi nhận điện thoại từ người tự xưng là công an.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022