clb-hat-xam-khiem-thinh-1660560384.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4Nr_26qnlDtaYIesTELheQ
CLB hát xẩm khiếm thị

Xẩm là loại hình dân ca phổ biến ở Bắc bộ, được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 14, sử dụng một số nhạc cụ đơn giản như đàn nhị, phách, đàn bầu, trống, sáo, thanh la... để đệm. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể, có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp làn điệu. Nội dung các bài xẩm thường mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu... Hát xẩm từng được nhiều người khiếm thị sử dụng làm nghề kiếm sống nơi bến đò, chợ búa. Họ tổ chức thành các phường hội để truyền nghề và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nghệ nhân xẩm nổi tiếng nhất là bà Hà Thị Cầu (1928-2013).

Chiếu xẩm Tâm Việt ra mắt từ tháng 7 năm nay, dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của nghệ nhân Đào Bạch Linh. Nhóm gồm hơn 10 thành viên thuộc nhiều lứa tuổi, làm các công việc khác nhau, có chung đam mê với loại hình văn hóa dân gian. Một số thành viên chính gồm Trần Văn Hoan (giáo viên thanh nhạc), Đức Thiện (sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Thảo Xuân (sinh viên Đại học RMIT)...

Lộc Chung - Hà Thu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022