Xuan-1-1706346567.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5yqAVKHgsqmZdXeGs6XAsA

Bức sơn dầu Hà Nội đón xuân của Nguyễn Ngọc Tuấn, được họa sĩ vẽ năm 1983, kích thước 70,3x98 cm. Tác phẩm tái hiện con phố Hà Nội những ngày giáp Tết, với hình ảnh người dân cầm cành đào.

Tranh thuộc triển lãm Xuân Hà Nội, diễn ra từ ngày 26/1 đến hết ngày 25/2, dịp chào năm mới và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện gồm 36 bức của các danh họa như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trọng Kiệm, Bùi Xuân Phái, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Tư Nghiêm.

Bức sơn dầu Hà Nội đón xuân của Nguyễn Ngọc Tuấn, được họa sĩ vẽ năm 1983, kích thước 70,3x98 cm. Tác phẩm tái hiện con phố Hà Nội những ngày giáp Tết, với hình ảnh người dân cầm cành đào.

Tranh thuộc triển lãm Xuân Hà Nội, diễn ra từ ngày 26/1 đến hết ngày 25/2, dịp chào năm mới và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện gồm 36 bức của các danh họa như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trọng Kiệm, Bùi Xuân Phái, Lê Quốc Lộc, Nguyễn Tư Nghiêm.

Xuan-2-1706346573.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3Ls5GNjZftf2TNyUTPMmEQ

Họa sĩ Lệ Dung gợi không khí đặc trưng của ngày Tết với bức Chợ hoa. Tác giả vẽ tranh năm 1974, chất liệu sơn dầu, kích thước47x56 cm, mô tả khung cảnh đông đúc, náo nhiệt của người dân tại phiên chợ hoa.

Lệ Dung, 76 tuổi, quê ở Hà Tĩnh, hiện sống ở TP HCM. Bà là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, từng đoạt giải nhì triển lãm thủ đô Hà Nội 1974, 1976, giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam 1993.

Họa sĩ Lệ Dung gợi không khí đặc trưng của ngày Tết với bức Chợ hoa. Tác giả vẽ tranh năm 1974, chất liệu sơn dầu, kích thước47x56 cm, mô tả khung cảnh đông đúc, náo nhiệt của người dân tại phiên chợ hoa.

Lệ Dung, 76 tuổi, quê ở Hà Tĩnh, hiện sống ở TP HCM. Bà là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, từng đoạt giải nhì triển lãm thủ đô Hà Nội 1974, 1976, giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam 1993.

Don-giao-thua-1706346715.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ir0V2qd7RELZX_sYanzPLA

Tác phẩm sơn mài Đón giao thừa được danh họa Lê Quốc Lộc thực hiện năm 1957.

Lê Quốc Lộc (1918-1987), tốt nghiệp khoa Sơn mài, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1937-1943. Ông chuyên vẽ tranh sơn mài bằng kỹ thuật truyền thống, chọn chủ đề về quê hương, đất nước. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 cho các bức: Qua bản cũ (sơn mài, 1957), Ánh sáng đến (sơn mài, 1957), Tiêu thổ kháng chiến (sơn mài, 1958), Giữ lấy hòa bình (sơn mài, 1962) và Từ trong bóng tối (sơn mài, 1982).

Tác phẩm sơn mài Đón giao thừa được danh họa Lê Quốc Lộc thực hiện năm 1957.

Lê Quốc Lộc (1918-1987), tốt nghiệp khoa Sơn mài, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1937-1943. Ông chuyên vẽ tranh sơn mài bằng kỹ thuật truyền thống, chọn chủ đề về quê hương, đất nước. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 cho các bức: Qua bản cũ (sơn mài, 1957), Ánh sáng đến (sơn mài, 1957), Tiêu thổ kháng chiến (sơn mài, 1958), Giữ lấy hòa bình (sơn mài, 1962) và Từ trong bóng tối (sơn mài, 1982).

Xuan-Ho-Guom-1706346930.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eqRV9rntvEjvsTIPJr5PrQ

Bức Xuân Hồ Gươm của Nguyễn Văn Thiệu. Họa sĩ sử dụng chất liệu sơn khắc, hoàn thiện vào năm 1960.

Nguyễn Văn Thiệu (1911-2000) tốt nghiệp khóa ba Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Bức Xuân Hồ Gươm của Nguyễn Văn Thiệu. Họa sĩ sử dụng chất liệu sơn khắc, hoàn thiện vào năm 1960.

Nguyễn Văn Thiệu (1911-2000) tốt nghiệp khóa ba Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Di-cho-Tet-1-1-1706347174.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=d76Y2g1DA8lluAbhKuLE-A

Tác phẩm lụa Đi chợ Tết do Nguyễn Tiến Chung thực hiện năm 1940.

Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914-1976) tốt nghiệp khóa 11 trường Mỹ thuật Đông Dương cùng Nguyễn Văn Tỵ, Hoàng Tích Chù, Bùi Trang Chước... Trong kháng chiến chống Pháp, ông vẽ tranh mộc bản cổ động. Sau hòa bình, ông là giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ đề trong các sáng tác của Nguyễn Tiến Chung thường là nông dân, bộ đội, thiếu nữ. Danh họa được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.

Tác phẩm lụa Đi chợ Tết do Nguyễn Tiến Chung thực hiện năm 1940.

Họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1914-1976) tốt nghiệp khóa 11 trường Mỹ thuật Đông Dương cùng Nguyễn Văn Tỵ, Hoàng Tích Chù, Bùi Trang Chước... Trong kháng chiến chống Pháp, ông vẽ tranh mộc bản cổ động. Sau hòa bình, ông là giảng viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ đề trong các sáng tác của Nguyễn Tiến Chung thường là nông dân, bộ đội, thiếu nữ. Danh họa được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.

Pho-Hang-Ma-1706347384.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sPm0nS_BzZf30jdx6SICHw

Họa sĩ Trọng Kiệm vẽ Phố Hàng Mã năm 1978,kích thước 60x82 cm.

Nguyễn Trọng Kiệm (1933-1991), quê ở Hưng Yên, là người có công lớn trong sự nghiệp đào tạo những họa sĩ mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam. Các sáng tác của ông mang tính cách tân trong nghệ thuật tranh sơn dầu, gây ấn tượng bởi bút pháp khỏe khoắn.

Họa sĩ Trọng Kiệm vẽ Phố Hàng Mã năm 1978,kích thước 60x82 cm.

Nguyễn Trọng Kiệm (1933-1991), quê ở Hưng Yên, là người có công lớn trong sự nghiệp đào tạo những họa sĩ mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam. Các sáng tác của ông mang tính cách tân trong nghệ thuật tranh sơn dầu, gây ấn tượng bởi bút pháp khỏe khoắn.

Phong-canh-Ngoc-Ha-1706347389.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=N-YMJoHcJl0nz_We1fcQLA

Phong cảnh Ngọc Hà - tác phẩm sơn dầu được Trần Trọng Vũ hoàn thành năm 1984.

Danh họa 60 tuổi, là con trai của nhà thơ, nhà văn Trần Dần. Giới chuyên môn đánh giá ông là một trong những họa sĩ đương đại hàng đầu tại châu Âu. Dù sống và làm việc ở Paris, Pháp nhiều năm nay, ông vẫn dành thời gian trở về Việt Nam tham gia đào tạo thế hệ trẻ, mở triển lãm cá nhân, ra mắt sách.

Phong cảnh Ngọc Hà - tác phẩm sơn dầu được Trần Trọng Vũ hoàn thành năm 1984.

Danh họa 60 tuổi, là con trai của nhà thơ, nhà văn Trần Dần. Giới chuyên môn đánh giá ông là một trong những họa sĩ đương đại hàng đầu tại châu Âu. Dù sống và làm việc ở Paris, Pháp nhiều năm nay, ông vẫn dành thời gian trở về Việt Nam tham gia đào tạo thế hệ trẻ, mở triển lãm cá nhân, ra mắt sách.

Thang-Long-Dong-Do-1-1706347473.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eIrKbcxTix0b2yqD9TA0Eg

Trần Nguyên Đán vẽ Thăng Long - Đông Đô bằng bột màu, kích thước 56x101 cm.

Họa sĩ 83 tuổi, có nhiều tác phẩm nổi tiếng từ khi mới vào nghề như Chăm học chăm làm, Con trâu là đầu cơ nghiệp. Ông có sự nghiệp mỹ thuật đồ sộ, từng được tặng nhiều giải thưởng trong giới.

Trần Nguyên Đán vẽ Thăng Long - Đông Đô bằng bột màu, kích thước 56x101 cm.

Họa sĩ 83 tuổi, có nhiều tác phẩm nổi tiếng từ khi mới vào nghề như Chăm học chăm làm, Con trâu là đầu cơ nghiệp. Ông có sự nghiệp mỹ thuật đồ sộ, từng được tặng nhiều giải thưởng trong giới.

Go-Dong-Da-1706347477.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-cCNoD62GMIQiQl33JB3tw

Một bức họa khác của Trần Nguyên Đán là Gò Đống Đa, được tác giả hoàn thành năm 1976 với hình thức khắc gỗ.

Cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh họa dành cho nghệ thuật đồ họa và tranh khắc gỗ Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa từng nhận xét: ''Tác phẩm của Trần Nguyên Đán là tiếp nối hoàn hảo giữa truyền thống tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam với khắc gỗ hiện đại''.

Một bức họa khác của Trần Nguyên Đán là Gò Đống Đa, được tác giả hoàn thành năm 1976 với hình thức khắc gỗ.

Cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của danh họa dành cho nghệ thuật đồ họa và tranh khắc gỗ Việt Nam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa từng nhận xét: ''Tác phẩm của Trần Nguyên Đán là tiếp nối hoàn hảo giữa truyền thống tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam với khắc gỗ hiện đại''.

Ngay-Tet-Nguyen-Dan-1706347540.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DhIacC92qSfpXQ_QKnVsSg

Em bé diện trang phục mùa đông, đứng bên chậu cây đào trong Ngày Tết Nguyên đán của tác giả Nguyệt Nga, 84 tuổi.Tranh khắc gỗ, kích thước 30x33,5 cm, được họa sĩ sáng tác năm 1981.

Em bé diện trang phục mùa đông, đứng bên chậu cây đào trong Ngày Tết Nguyên đán của tác giả Nguyệt Nga, 84 tuổi.Tranh khắc gỗ, kích thước 30x33,5 cm, được họa sĩ sáng tác năm 1981.

Hoa-qua-Tet-1706347567.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DKq1A9X5FYJUa_0Rb1dVEQ

Tác phẩm Hoa quả Tết của danh họa Trần Lưu Hậu. Ông sáng tác năm 1977, sử dụng chất liệu bột màu.

Trần Lưu Hậu (1928-2020), từng theo học Học viện Hàn lâm quốc gia Mỹ thuật Surikov, Nga. Từ năm 1962-1988, ông giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, là thầy của nhiều họa sĩ thành danh như Lê Anh Vân, Thành Chương, Đặng Xuân Hòa. Ông từng nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.

Ngoài trưng bày tác phẩm, không gian triển lãm Xuân Hà Nội còn sử dụng công nghệ đồ họa kỹ thuật số,trình chiếu 3D mapping, giúp bức vẽ trở nên sinh động. Màn hình chiếu được sắp xếp kín một gian phòng, kết hợp âm thanh nhẹ nhàng, tạo cảm xúc cho khách tham quan.

Ông Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nói: ''Qua việc thưởng thức tranh, giới trẻ sẽ hiểu và yêu hơn truyền thống văn hóa ngày Tết, từ đó chung tay gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp thiêng liêng này. Việc kết hợp công nghệ trình chiếu mapping cũng tạo cách tiếp cận nghệ thuật mới cho công chúng''.

Tác phẩm Hoa quả Tết của danh họa Trần Lưu Hậu. Ông sáng tác năm 1977, sử dụng chất liệu bột màu.

Trần Lưu Hậu (1928-2020), từng theo học Học viện Hàn lâm quốc gia Mỹ thuật Surikov, Nga. Từ năm 1962-1988, ông giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, là thầy của nhiều họa sĩ thành danh như Lê Anh Vân, Thành Chương, Đặng Xuân Hòa. Ông từng nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.

Ngoài trưng bày tác phẩm, không gian triển lãm Xuân Hà Nội còn sử dụng công nghệ đồ họa kỹ thuật số,trình chiếu 3D mapping, giúp bức vẽ trở nên sinh động. Màn hình chiếu được sắp xếp kín một gian phòng, kết hợp âm thanh nhẹ nhàng, tạo cảm xúc cho khách tham quan.

Ông Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nói: ''Qua việc thưởng thức tranh, giới trẻ sẽ hiểu và yêu hơn truyền thống văn hóa ngày Tết, từ đó chung tay gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp thiêng liêng này. Việc kết hợp công nghệ trình chiếu mapping cũng tạo cách tiếp cận nghệ thuật mới cho công chúng''.

cong-nghe-duoc-su-dung-trong-trien-lam-xuan-ha-noi-1706347742.jpg
Công nghệ được sử dụng trong triển lãm "Xuân Hà Nội''

Không gian trình chiếu các bức vẽ tại triển lãm ''Xuân Hà Nội''. Video: Phương Linh

Phương Linh

Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022