Ông Bùi Phan Thảo - Thư ký Tòa soạn Báo Người Lao Động, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP HCM - đại diện chương trình đã trao số tiền 5 triệu đồng cho nhà văn Nguyễn Khoa Đăng  và 10 triệu đồng cho nhà văn, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký. Đồng hành với đoàn Báo Người Lao Động trong buổi trao tặng có nhà thơ Phạm Trung Tín, Ủy viên Ban Tổ chức Hội viên Hội Nhà văn TP HCM. 

Theo chị Nguyễn Thị Quỳnh Vân - con gái nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, ông bị đột quỵ lần đầu năm 2019 và bị đột quỵ lần 2 vào năm 2020 khiến sức khỏe nhà văn suy yếu, mọi sinh hoạt hằng ngày phải có người chăm sóc. Dẫu vậy, ông vẫn giữ được trí nhớ tốt. "Tôi rất bất ngờ khi được đoàn Báo Người Lao Động và Hội Nhà văn TP HCM đến thăm. Tôi xúc động lắm" - nhà văn Nguyễn Khoa Đăng rơi nước mắt bày tỏ.

3058508908170093897369058779391806615302372n-1663067857724618193465.jpg

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng trải qua hai lần đột quỵ

29897275532177128484509855707973920609702n-1663067857250988952923.jpg

Nhà báo Bùi Phan Thảo - Thư ký Tòa soạn Báo Người Lao Động (bìa trái) và nhà thơ Phạm Trung Tín thăm nhà văn Nguyễn Khoa Đăng.

30570187752477330053240814731632291350138348n-16630678577151187995140.jpg

Con gái nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cùng chụp ảnh lưu niệm

30082854212125000762563175801669433172655305n-1663067857332280514225.jpg

Con rể nhà văn Nguyễn Khoa Đăng (bìa trái) cùng chụp ảnh lưu niệm

3008222328242379389314611914643420190193444n-16630678573251383624617.jpg

Tủ sách tại nhà con gái nhà văn Nguyễn Khoa Đăng cất giữ một số tác phẩm của nhà văn

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng tên thật Nguyễn Đăng Khoa, sinh năm 1941, quê Thái Bình, nguyên Tổng Biên tập Báo Sân Khấu, hiện sinh sống ở TP HCM. Ông từng có giai đoạn dạy học và tham gia viết văn, làm thơ từ rất sớm. Sau khi đất nước thống nhất, ông công tác tại Hội Văn nghệ tỉnh Kiên Giang, viết nhiều thể loại và thể loại nào cũng thành công.

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã xuất bản 22 tác phẩm và trong đó có những tác phẩm ấn tượng như: "Mùa lúa chín", "Ngõ tre rì rào", "Khúc tâm tình bi tráng", "Nước mắt một thời", "Hoàng hôn lạnh", "Chim mặt người", "Mây chiều bảng lảng"… Trong đó, tác phẩm "Cài hoa vào quá khứ" tái bản 11 lần, tác phẩm "Mùa lúa chín" được đưa vào sách giáo khoa. Ngoài ra, ông còn viết kịch bản phim "Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc" và "Giai điệu xanh".

Trong khi đó, nhà văn và NGƯT Nguyễn Ngọc Ký xúc động chia sẻ: "Sự yêu thương, giúp đỡ là nguồn động viên vô giá cho tôi đi tiếp con đường đã phấn đấu vì nó. Tôi cảm ơn sâu sắc đến chương trình "Mai Vàng nhân ái", Ban Biên tập Báo Người Lao Động. Mong Báo ngày càng phát triển".

30084707216809040822871268317305153002883469n-16630678575901793786494.jpg

Nhà văn và NGƯT Nguyễn Ngọc Ký xúc động chia sẻ cảm xúc của mình

30517432857410518959260252148935937691786437n-1663067857650980222821.jpg

Ông Bùi Phan Thảo – Thư ký Tòa soạn Báo Người Lao Động và nhà thơ Phạm Trung Tín đến thăm nhà văn, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký.

3060722135597157492366043611969585458272216n-16630678578121830293193.jpg

Trao quà tặng của chương trình “Mai Vàng nhân ái” đến nhà văn, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký

Nhà văn, NGƯT hiện bị liệt một dây thanh quản nên nói chuyện đôi lúc không rõ ràng. "Tôi đã mất hai tay, giờ mất luôn 2 quả thận, phổi cũng có vấn đề. Sự quan tâm đặc biệt, động viên thế này quý hơn vàng!" - nhà văn và NGƯT Nguyễn Ngọc Ký tâm sự.

Nhà văn, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại Nam Định. Lúc 4 tuổi, sau một trận ốm, ông bị liệt cả hai tay. Dẫu vậy, bằng ý chí của mình, ông cố gắng vượt qua số phận, rèn luyện đôi chân thay cho tay và nỗ lực học tập, sau đó đi dạy. Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân".

Ông xuất bản 37 tác phẩm và trong đó tâm đắc là 3 cuốn hồi ký nổi tiếng: "Tôi đi học", "Tôi học đại học", "Tâm huyết trao đời".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022