Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày nhiều tranh, ảnh, hiện vật do các họa sĩ, nghệ sĩ, nhà sưu tập hiến tặng.
Năm tác phẩm của Lê Bá Đảng được chọn từ 253 hiện vật do ông Lê Tất Luyện và vợ là Thụy Khuê, đang sinh sống tại Pháp, tặng bảo tàng. Trong đó có 131 tác phẩm mỹ thuật, còn lại là những dụng cụ sáng tác của danh họa.
Lê Bá Đảng (27/6/2021-7/3/2015) sinh ra ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị), mất tại Paris (Pháp), thọ 94 tuổi. Ông từng học tại Học viện nghệ thuật Toulouse và là họa sĩ Việt Nam thành danh trên đất Pháp.
Ông tạo ra khái niệm "Không gian Lê Bá Đảng" (Le Ba Dang Espace) trong hội họa; nhận giải thưởng của Viện Quốc tế Saint-Louis, Mỹ năm 1989; được Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc Đại học Cambridge của Anh đưa vào danh mục người nổi tiếng toàn cầu năm 1992. Năm 1994, ông nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật (Chevalier de l’ordre des Arts et des Lettres) từ nhà nước Pháp.
Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày nhiều tranh, ảnh, hiện vật do các họa sĩ, nghệ sĩ, nhà sưu tập hiến tặng.
Năm tác phẩm của Lê Bá Đảng được chọn từ 253 hiện vật do ông Lê Tất Luyện và vợ là Thụy Khuê, đang sinh sống tại Pháp, tặng bảo tàng. Trong đó có 131 tác phẩm mỹ thuật, còn lại là những dụng cụ sáng tác của danh họa.
Lê Bá Đảng (27/6/2021-7/3/2015) sinh ra ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị), mất tại Paris (Pháp), thọ 94 tuổi. Ông từng học tại Học viện nghệ thuật Toulouse và là họa sĩ Việt Nam thành danh trên đất Pháp.
Ông tạo ra khái niệm "Không gian Lê Bá Đảng" (Le Ba Dang Espace) trong hội họa; nhận giải thưởng của Viện Quốc tế Saint-Louis, Mỹ năm 1989; được Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc Đại học Cambridge của Anh đưa vào danh mục người nổi tiếng toàn cầu năm 1992. Năm 1994, ông nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật (Chevalier de l’ordre des Arts et des Lettres) từ nhà nước Pháp.
Bà Nguyễn Thị Trinh, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, cho biết vợ chồng ông Luyện là bạn thân thiết của Lê Bá Đảng, từng hỗ trợ về truyền thông và đồng hành quá trình sáng tác, triển lãm của họa sĩ. Ông bà đã sưu tầm nhiều tranh sau những cuộc trưng bày hoặc được chính họa sĩ tặng. Nhà của hai ông bà cũng là địa điểm danh họa thường lui tới sáng tác, nên lưu giữ nhiều vật dụng của ông.
Bà Nguyễn Thị Trinh, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, cho biết vợ chồng ông Luyện là bạn thân thiết của Lê Bá Đảng, từng hỗ trợ về truyền thông và đồng hành quá trình sáng tác, triển lãm của họa sĩ. Ông bà đã sưu tầm nhiều tranh sau những cuộc trưng bày hoặc được chính họa sĩ tặng. Nhà của hai ông bà cũng là địa điểm danh họa thường lui tới sáng tác, nên lưu giữ nhiều vật dụng của ông.
Tác phẩm Địa đạo, chất liệu gỗ, kích thước 66x66 cm, của cố họa sĩ Lê Bá Đảng.
Theo Phó giám đốc bảo tàng, họ tiếp nhận các tác phẩm giữa tháng 8, đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, tư liệu.
Tác phẩm Địa đạo, chất liệu gỗ, kích thước 66x66 cm, của cố họa sĩ Lê Bá Đảng.
Theo Phó giám đốc bảo tàng, họ tiếp nhận các tác phẩm giữa tháng 8, đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, tư liệu.
Tác phẩm Phong cảnh, sử dụng kỹ thuật thủ ấn họa in trên giấy cứng.
Đà Nẵng là nơi tiếp nhận tranh Lê Bá Đảng sau so với các bảo tàng ở Huế và TP HCM. "Trước khi hứa tặng cho bảo tàng, bà Thụy Khuê có viết một bức thư. Bà nói không phải là tôi tặng cho bảo tàng Đà Nẵng mà tôi tặng cho quê hương, đất nước Việt Nam", bà Trinh cho biết.
Vợ chồng ông Luyện còn sở hữu nhiều bộ sưu tập tranh quý hiếm của các họa sĩ nổi tiếng thuộc giai đoạn đầu mỹ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm.
Tác phẩm Phong cảnh, sử dụng kỹ thuật thủ ấn họa in trên giấy cứng.
Đà Nẵng là nơi tiếp nhận tranh Lê Bá Đảng sau so với các bảo tàng ở Huế và TP HCM. "Trước khi hứa tặng cho bảo tàng, bà Thụy Khuê có viết một bức thư. Bà nói không phải là tôi tặng cho bảo tàng Đà Nẵng mà tôi tặng cho quê hương, đất nước Việt Nam", bà Trinh cho biết.
Vợ chồng ông Luyện còn sở hữu nhiều bộ sưu tập tranh quý hiếm của các họa sĩ nổi tiếng thuộc giai đoạn đầu mỹ thuật hiện đại Việt Nam như Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm.
Một tác phẩm phong cảnh khác của Lê Bá Đảng được trưng bày.
Tuy sống và làm việc ở Pháp, Lê Bá Đảng luôn hướng về quê hương. Ông từng cùng các danh họa như Picasso, Matta... kêu gọi văn nghệ sĩ, trí thức thế giới tham gia vào "Ngày vì tri thức Việt Nam" để ủng hộ hòa bình và chống chiến tranh ở Việt Nam.
Một tác phẩm phong cảnh khác của Lê Bá Đảng được trưng bày.
Tuy sống và làm việc ở Pháp, Lê Bá Đảng luôn hướng về quê hương. Ông từng cùng các danh họa như Picasso, Matta... kêu gọi văn nghệ sĩ, trí thức thế giới tham gia vào "Ngày vì tri thức Việt Nam" để ủng hộ hòa bình và chống chiến tranh ở Việt Nam.
Tác phẩm Ngựa, thủ ấn họa in trên giấy cứng.
Tại Việt Nam, họa sĩ được nhận huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 2006, ông cùng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng tại 15 Lê Lợi, Thành phố Huế. Khi ông mất, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức lễ tưởng niệm.
Tác phẩm Ngựa, thủ ấn họa in trên giấy cứng.
Tại Việt Nam, họa sĩ được nhận huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 2006, ông cùng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng tại 15 Lê Lợi, Thành phố Huế. Khi ông mất, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức lễ tưởng niệm.
Nhiều người đến thưởng lãm tranh Lê Bá Đảng thích thú ghi lại để chia sẻ với bạn bè. Năm 2024, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng sẽ hoàn thiện không gian và trưng bày rộng rãi các tác phẩm của Lê Bá Đảng đến công chúng.
Nhiều người đến thưởng lãm tranh Lê Bá Đảng thích thú ghi lại để chia sẻ với bạn bè. Năm 2024, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng sẽ hoàn thiện không gian và trưng bày rộng rãi các tác phẩm của Lê Bá Đảng đến công chúng.
Dịp này, bảo tàng cũng công bố 67 tranh kính, tranh sơn mài dân gian miền Nam do nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa ở Hà Nội tặng. Trong ảnh là tác phẩm Mai, Lan, Cúc, Trúc.
Dịp này, bảo tàng cũng công bố 67 tranh kính, tranh sơn mài dân gian miền Nam do nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa ở Hà Nội tặng. Trong ảnh là tác phẩm Mai, Lan, Cúc, Trúc.
Tác phẩm Phúc Lộc Thọ - tranh của người Hoa, được làm bằng chất liệu vải, bọc trong kính - thuộc bộ sưu tập của bà Thu Hòa.
Tác phẩm Phúc Lộc Thọ - tranh của người Hoa, được làm bằng chất liệu vải, bọc trong kính - thuộc bộ sưu tập của bà Thu Hòa.
Hai hiện vật truyện tranh vẽ bằng tay của họa sĩ Vĩnh Khoa (Vink) tròn 60 năm trước, được đưa về Đà Nẵng để trưng bày. Bảo tàng cũng giới thiệu 19 cuốn truyện tranh của họa sĩ Vink.
Hai hiện vật truyện tranh vẽ bằng tay của họa sĩ Vĩnh Khoa (Vink) tròn 60 năm trước, được đưa về Đà Nẵng để trưng bày. Bảo tàng cũng giới thiệu 19 cuốn truyện tranh của họa sĩ Vink.
38 tác phẩm sơn mài dân gian Bình Dương do Nghệ nhân Ưu tú Trương Quang Tịnh (Năm Tịnh) tặng, thu hút đông đảo người xem.
38 tác phẩm sơn mài dân gian Bình Dương do Nghệ nhân Ưu tú Trương Quang Tịnh (Năm Tịnh) tặng, thu hút đông đảo người xem.
Tác phẩm Thuyền đò trên bến sông Hàn của họa sĩ Hồ Mộng Nhã Uyên (Việt kiều Mỹ), ủy quyền cho ông Hà Phước Mai, nguyên Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng (phải), trao tặng.
Tác phẩm Thuyền đò trên bến sông Hàn của họa sĩ Hồ Mộng Nhã Uyên (Việt kiều Mỹ), ủy quyền cho ông Hà Phước Mai, nguyên Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng (phải), trao tặng.
Nguyễn Đông