233A8857-1743809864.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wFuuahJtA6uV5khbROygCA

Hoạt động trưng bày 300 tác phẩm tại Nhà trưng bày triển lãm TP HCM. Đây là sự kiện thứ hai trong chuỗi gồm bốn triển lãm kéo dài nhiều tháng mang tên Hành trình Huỳnh Phương Đông, diễn ra tại TP HCM và Hà Nội. Sự kiện do gia đình họa sĩ Huỳnh Phương Đông cùng các bảo tàng tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất.

Họa sĩ tên thật là Huỳnh Công Nhãn (1925-2015), nổi tiếng với những bức tranh ký họa chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông sinh tại Gia Định (TP HCM), sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1945, ông gia nhập lực lượng kháng chiến, đi khắp các chiến trường để vẽ với nhiều chất liệu như màu nước, bột màu, sơn dầu, tranh ký họa bằng bút sắt mang phong cách tả thực. Năm 2000, họa sĩ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Hoạt động trưng bày 300 tác phẩm tại Nhà trưng bày triển lãm TP HCM. Đây là sự kiện thứ hai trong chuỗi gồm bốn triển lãm kéo dài nhiều tháng mang tên Hành trình Huỳnh Phương Đông, diễn ra tại TP HCM và Hà Nội. Sự kiện do gia đình họa sĩ Huỳnh Phương Đông cùng các bảo tàng tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất.

Họa sĩ tên thật là Huỳnh Công Nhãn (1925-2015), nổi tiếng với những bức tranh ký họa chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ông sinh tại Gia Định (TP HCM), sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1945, ông gia nhập lực lượng kháng chiến, đi khắp các chiến trường để vẽ với nhiều chất liệu như màu nước, bột màu, sơn dầu, tranh ký họa bằng bút sắt mang phong cách tả thực. Năm 2000, họa sĩ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

233A8928-1743809869-1743809907.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=-ueeGQaT1EUBZn_LxxKHBA
233A8897-1743810306.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JnZQs2KwioJHhUI1M4wAww

Bốn bức vẽ về ngày huyện Lộc Ninh (Bình Phước) thời điểm kết thúc chiến tranh, nơi đầu tiên ở miền Nam hòa bình lập lại. Sự kiện này đã tạo nên sức mạnh to lớn, cổ vũ, động viên trên toàn mặt trận, góp phần tăng thêm thế và lực trên các lĩnh vực đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới thống nhất đất nước.

Bốn bức vẽ về ngày huyện Lộc Ninh (Bình Phước) thời điểm kết thúc chiến tranh, nơi đầu tiên ở miền Nam hòa bình lập lại. Sự kiện này đã tạo nên sức mạnh to lớn, cổ vũ, động viên trên toàn mặt trận, góp phần tăng thêm thế và lực trên các lĩnh vực đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới thống nhất đất nước.

233A8884-1743809868.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=n2P3I1S7ODT4EGMOQCWMrQ

Chân dung em bé Lộc Ninh cầm trên tay chùm chôm chôm.

Chân dung em bé Lộc Ninh cầm trên tay chùm chôm chôm.

233A8911-1743809870.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PXbW9KxafAfXLpt1admBIw

Tác phẩm được họa sĩ đặt tên Nhân dân đi dự lễ mừng chiến thắng, vẽ năm 1980.

Bà Đoàn Thị Trang, Giám đốc Bảo tàng TP HCM nhận định các tác phẩm trưng bày là nguồn tư liệu quý về cuộc kháng chiến, thể hiện tư duy thẩm mỹ và tinh thần dân tộc của người nghệ sĩ trên chiến trường.

Tác phẩm được họa sĩ đặt tên Nhân dân đi dự lễ mừng chiến thắng, vẽ năm 1980.

Bà Đoàn Thị Trang, Giám đốc Bảo tàng TP HCM nhận định các tác phẩm trưng bày là nguồn tư liệu quý về cuộc kháng chiến, thể hiện tư duy thẩm mỹ và tinh thần dân tộc của người nghệ sĩ trên chiến trường.

233A8899-1743811564.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zCTy9RBi7X__qKqUUvWRVA

Tác phẩm Lễ hội tòng quân, vẽ năm 1978.

Tác phẩm Lễ hội tòng quân, vẽ năm 1978.

233A8962-1743809874.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VwnzTA85F3XMMxfZhG1SMw

Khoảng năm 1978, khi công tác tại TP HCM, họa sĩ thường ghé nhà máy đóng tàu Ba Son (đường Tôn Đức Thắng, quận 1) và vẽ nhiều tranh miêu tả cuộc sống, con người ở đây.

Xưởng đóng tàu Ba Son được lập ra từ năm 1791, để đóng và sửa chữa thuyền. Năm 1863, Pháp biến nơi đây thành xưởng đóng tàu tên Arsenal de Saigon (còn gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay xưởng Ba Son). Xưởng là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Khoảng năm 1978, khi công tác tại TP HCM, họa sĩ thường ghé nhà máy đóng tàu Ba Son (đường Tôn Đức Thắng, quận 1) và vẽ nhiều tranh miêu tả cuộc sống, con người ở đây.

Xưởng đóng tàu Ba Son được lập ra từ năm 1791, để đóng và sửa chữa thuyền. Năm 1863, Pháp biến nơi đây thành xưởng đóng tàu tên Arsenal de Saigon (còn gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay xưởng Ba Son). Xưởng là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

233A8815-1743809856.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3DX3EOKVduUloBEaQcobog

Khu bến cảng của xưởng đóng tàu Ba Son tấp nập công nhân làm việc.

Để phục vụ cho quy hoạch phát triển, xưởng đóng tàu đã được di dời đến Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn những vết tích công xưởng đóng tàu một thời nằm lại khu vực này.

Khu bến cảng của xưởng đóng tàu Ba Son tấp nập công nhân làm việc.

Để phục vụ cho quy hoạch phát triển, xưởng đóng tàu đã được di dời đến Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn những vết tích công xưởng đóng tàu một thời nằm lại khu vực này.

233A8828-1743809860.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=knGuQnXIi6c16zqOkmHUew

Chân dung anh Nguyễn Di Cư, một công nhân làm việc tại xưởng đóng tàu Ba Son. Theo chú thích của họa sĩ, nhân vật trong tranh từng được danh hiệu công nhân tiên tiến.

Chân dung anh Nguyễn Di Cư, một công nhân làm việc tại xưởng đóng tàu Ba Son. Theo chú thích của họa sĩ, nhân vật trong tranh từng được danh hiệu công nhân tiên tiến.

233A8937-1743814329.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XZOuYctKjIMb2UA7b-IxTA

Lớn nhất trong triển lãm là bức tranh gồm bốn tấm có chiều cao 2,4 m, rộng gần 5 m. Nội dung tác phẩm thể hiện toàn cảnh tỉnh Đồng Nai bối cảnh năm 2000.

Năm 1996, họa sĩ được Tỉnh ủy Đồng Nai giao thực hiện tác phẩm lớn về toàn tỉnh trong thời kỳ bước vào thế kỷ 21 và thiên niên kỷ mới. Sau khi làm với tỉnh về bản quy hoạch năm 2000, ông đã sáng tác bức tranh Đồng Nai theo góc nhìn từ trên cao, hoàn thành năm 1999.

Lớn nhất trong triển lãm là bức tranh gồm bốn tấm có chiều cao 2,4 m, rộng gần 5 m. Nội dung tác phẩm thể hiện toàn cảnh tỉnh Đồng Nai bối cảnh năm 2000.

Năm 1996, họa sĩ được Tỉnh ủy Đồng Nai giao thực hiện tác phẩm lớn về toàn tỉnh trong thời kỳ bước vào thế kỷ 21 và thiên niên kỷ mới. Sau khi làm với tỉnh về bản quy hoạch năm 2000, ông đã sáng tác bức tranh Đồng Nai theo góc nhìn từ trên cao, hoàn thành năm 1999.

233A8923-1743809872.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uaG3zm6vG7vEu1cskgsIWw

Nhiều ảnh chân dung cùng hiện vật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông được trưng bày. Gia đình cho biết có khoảng 700 tranh trong "gia tài" hơn 3.000 tác phẩm đa chất liệu và ký họa của ông được chọn lọc để giới thiệu đến công chúng.

Triển lãm diễn ra từ ngày 1/4 đến 28/5, tuần đầu tiên chỉ mở cửa cho khách mời có lịch đặt hẹn. Từ ngày 6/4, triển lãm sẽ mở cửa miễn phí, dự kiến đón 500 lượt tham quan mỗi ngày.

Nhiều ảnh chân dung cùng hiện vật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông được trưng bày. Gia đình cho biết có khoảng 700 tranh trong "gia tài" hơn 3.000 tác phẩm đa chất liệu và ký họa của ông được chọn lọc để giới thiệu đến công chúng.

Triển lãm diễn ra từ ngày 1/4 đến 28/5, tuần đầu tiên chỉ mở cửa cho khách mời có lịch đặt hẹn. Từ ngày 6/4, triển lãm sẽ mở cửa miễn phí, dự kiến đón 500 lượt tham quan mỗi ngày.

Quỳnh Trần

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022