
Sự kiện diễn ra từ ngày 4 đến 20/4 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội. Các họa sĩ vẽ dựa trên cốt truyện, một nút thắt của truyện, những câu đối thoại của nhân vật hoặc tên tác phẩm.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, giám tuyển triển lãm, 41 họa sĩ tham gia đều là độc giả của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. "Trước khi vẽ, trước khi là họa sĩ thì họ là người đọc đã. Vậy nên những tác phẩm gốm trong triển lãm này, gọi là minh họa thì chưa đúng vì không nên hiểu minh họa theo nghĩa đen vì minh họa kiểu ấy sẽ làm rẻ đi cả văn lẫn họa", ông Cương nói.
Sự kiện diễn ra từ ngày 4 đến 20/4 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội. Các họa sĩ vẽ dựa trên cốt truyện, một nút thắt của truyện, những câu đối thoại của nhân vật hoặc tên tác phẩm.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, giám tuyển triển lãm, 41 họa sĩ tham gia đều là độc giả của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. "Trước khi vẽ, trước khi là họa sĩ thì họ là người đọc đã. Vậy nên những tác phẩm gốm trong triển lãm này, gọi là minh họa thì chưa đúng vì không nên hiểu minh họa theo nghĩa đen vì minh họa kiểu ấy sẽ làm rẻ đi cả văn lẫn họa", ông Cương nói.

Các bức gốm của chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Sinh thời, ông thường vẽ tặng người thân, bạn bè. Gia đình phải mượn lại một số bức ông đã tặng để làm triển lãm.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm yêu thích, gắn bó với hội họa. Thời công tácở Nhà xuất bản Giáo dục, ông phụ trách việc in tranh minh họa. Bạn ông, họa sĩ, nhà điêu khắc Hồng Hưng, thường đưa ông cùng đi trang trí các gian hàng ở Triển lãm Giảng Võ, đối diện nhà xuất bản. Sau này, Nguyễn Huy Thiệp gắn bó với gốm.
Các bức gốm của chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Sinh thời, ông thường vẽ tặng người thân, bạn bè. Gia đình phải mượn lại một số bức ông đã tặng để làm triển lãm.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm yêu thích, gắn bó với hội họa. Thời công tácở Nhà xuất bản Giáo dục, ông phụ trách việc in tranh minh họa. Bạn ông, họa sĩ, nhà điêu khắc Hồng Hưng, thường đưa ông cùng đi trang trí các gian hàng ở Triển lãm Giảng Võ, đối diện nhà xuất bản. Sau này, Nguyễn Huy Thiệp gắn bó với gốm.

Tác phẩm của Nguyễn Đình Vũ và Nguyễn Phan Bách - con trai cả nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Tác phẩm của Nguyễn Đình Vũ và Nguyễn Phan Bách - con trai cả nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Tác phẩm của Nguyễn Phan Bách, lấy cảm hứng từ truyện Con gái thủy thần.
Tác phẩm của Nguyễn Phan Bách, lấy cảm hứng từ truyện Con gái thủy thần.

Một tác phẩm khác lấy cảm hứng từ truyện Đưa sáo sang sông.
Ở triển lãm, họa sĩ Nguyễn Phan Bách nhớ lại ngày khi còn bé thường được bố đến trường cấp ba nơi mẹ dạy học. Trên chiếc bảng đen, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vẽ những hình ảnh mà trẻ con thời ấy thích như Tôn Ngộ Không, các nhân vật trong Tam quốc. "Những năm 1980, truyện tranh vô cùng khan hiếm. Nét vẽ của bố đã khơi gợi đam mê hội họa trong tôi", họa sĩ Nguyễn Phan Bách nhớ kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Một tác phẩm khác lấy cảm hứng từ truyện Đưa sáo sang sông.
Ở triển lãm, họa sĩ Nguyễn Phan Bách nhớ lại ngày khi còn bé thường được bố đến trường cấp ba nơi mẹ dạy học. Trên chiếc bảng đen, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vẽ những hình ảnh mà trẻ con thời ấy thích như Tôn Ngộ Không, các nhân vật trong Tam quốc. "Những năm 1980, truyện tranh vô cùng khan hiếm. Nét vẽ của bố đã khơi gợi đam mê hội họa trong tôi", họa sĩ Nguyễn Phan Bách nhớ kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Tác phẩm lấy cảm hứng từ truyện Bài học tiếng Việt của Nguyễn Đình Vũ.
Tác phẩm lấy cảm hứng từ truyện Bài học tiếng Việt của Nguyễn Đình Vũ.

Các bức gốm của Lê Thiết Cương. Họa sĩ thân thiết với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm. Anh nói: "Văn chương của ông sâu sắc, bao hàm nhiều tầng ý nghĩa, ý tại ngôn ngoại. Tôi đi theo phong cách nghệ thuật tối giản nên được truyền cảm hứng từ nhiều câu văn của ông".
Các bức gốm của Lê Thiết Cương. Họa sĩ thân thiết với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm. Anh nói: "Văn chương của ông sâu sắc, bao hàm nhiều tầng ý nghĩa, ý tại ngôn ngoại. Tôi đi theo phong cách nghệ thuật tối giản nên được truyền cảm hứng từ nhiều câu văn của ông".

Một số tranh gốm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, được bán với giá 20 triệu đồng mỗi chiếc.
Một số tranh gốm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, được bán với giá 20 triệu đồng mỗi chiếc.

Tác phẩm của Quách Đông Phương. Sau triển lãm ở Hà Nội, ban tổ chức sẽ giới thiệu các tác phẩm gốm ở Hội An, Quảng Nam và TP HCM.
Tác phẩm của Quách Đông Phương. Sau triển lãm ở Hà Nội, ban tổ chức sẽ giới thiệu các tác phẩm gốm ở Hội An, Quảng Nam và TP HCM.

Tranh gốm phong cách tối giản của Đào Hải Phong.
Tranh gốm phong cách tối giản của Đào Hải Phong.

Các tác phẩm của Trần Nhật Minh, Trần Thắng, Phan Huyền Thư, Phạm Thủy Tiên.
Các tác phẩm của Trần Nhật Minh, Trần Thắng, Phan Huyền Thư, Phạm Thủy Tiên.

Nhà văn Trương Quý, một trong những người có mặt ở khai mạc triển lãm, cảm nhận: "Đời sống văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được nối dài sang một hình thức khác. Có lẽ, do chất liệu gốm Bát Tràng vốn dung dị, nên những tác phẩm trong triển lãm có phần hiền hòa hơn so với nét sắc sảo trong văn chương của ông".
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội, tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ năm 1986, với một số truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ đề tài nông thôn. Ngoài truyện ngắn, tác giả viết 10 vở kịch, bốn tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý, được xem là "hiện tượng hiếm" của văn đàn trong nước.
Ông từng nhận huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008). Một số tác phẩm nổi bật gồm truyện ngắn Tướng về hưu, chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 1988, Những ngọn gió Hua Tát (tập truyện ngắn và kịch, 1989), Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết, 1996), Tuổi 20 yêu dấu (tiểu thuyết, xuất bản ở Pháp năm 2002).
Nguyễn Huy Thiệp qua đời tháng 3/2021, sau thời gian bị tai biến. Hàng năm, gia đình, bạn văn vẫn tổ chức các sự kiện tưởng nhớ, phân tích giá trị gia tài văn chương của ông.
Nhà văn Trương Quý, một trong những người có mặt ở khai mạc triển lãm, cảm nhận: "Đời sống văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được nối dài sang một hình thức khác. Có lẽ, do chất liệu gốm Bát Tràng vốn dung dị, nên những tác phẩm trong triển lãm có phần hiền hòa hơn so với nét sắc sảo trong văn chương của ông".
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội, tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ năm 1986, với một số truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ đề tài nông thôn. Ngoài truyện ngắn, tác giả viết 10 vở kịch, bốn tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý, được xem là "hiện tượng hiếm" của văn đàn trong nước.
Ông từng nhận huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008). Một số tác phẩm nổi bật gồm truyện ngắn Tướng về hưu, chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 1988, Những ngọn gió Hua Tát (tập truyện ngắn và kịch, 1989), Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết, 1996), Tuổi 20 yêu dấu (tiểu thuyết, xuất bản ở Pháp năm 2002).
Nguyễn Huy Thiệp qua đời tháng 3/2021, sau thời gian bị tai biến. Hàng năm, gia đình, bạn văn vẫn tổ chức các sự kiện tưởng nhớ, phân tích giá trị gia tài văn chương của ông.
Hà Thu - Giang Huy