1261268993.img.jpgSắc lệnh số 112, kí ngày 20/1/1948, quyết định tấn phong hàm thiếu tướng cho 3 ông Dương Quốc Chính, Văn Tiến Dũng và Trần Tử Bình. Hàm răng "mái hiên"

Tướng Lê Hiến Mai tên thật là Dương Quốc Chính; quê ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Tham gia cách mạng từ năm 1939, đến năm 1940, ông là thư ký Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Phản đế Sơn Tây. Chỉ 1 năm sau, ông bị bắt giam và đày đi tù ở nhiều nơi cho đến 1944. Trong tù Sơn La, vì ông có hàm răng vổ nên anh em tù chính trị gán cho ông cái tên “mái hiên”, nhưng gọi trại ra là “hiến mai”. Cái tên “Lê Hiến Mai” theo ông từ đó cho tới khi từ giã cõi đời. Tháng 8 /1944, ông vượt ngục Sơn La, rồi tham gia Cứu quốc quân, giữ chức vụ Ủy viên phân khu ủy Phân khu Tuyên - Thái; Phái viên chính trị Giải phóng quân phụ trách Mặt trận Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Lào). Tháng 3/1946, ông là  Chính uỷ , Bí thư Quân khu ủy Chiến khu 2. Từ tháng 2/1947 đến năm 1949, ông lần lượt giữ các chức vụ Chính ủy Mặt trận Tây Tiến, Liên khu 1, Bộ Tư lệnh Nam bộ kiêm Phân khu miền Đông Nam bộ. Năm 1948, ông được thụ  phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong hàm đầu tiên. Sắc lệnh số 112, kí ngày 20/1/1948, quyết định tấn phong hàm thiếu tướng cho 3 ông Dương Quốc Chính, Văn Tiến Dũng và Trần Tử Bình. Sắc lệnh này do Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh kí nhưng “Phó thụ” là chữ kí của Bộ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu và Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Võ Nguyên Giáp.

Lê Thiết Hùng - thiếu tướng đầu tiên của QĐNDVN Sau 2/9/1945, đất nước ta gặp bao khó khăn, cả trong lẫn ngoài. Vừa qua nạn đói khủng khiếp đầu năm Ất Dậu lại bị quân Anh Ấn, Tàu Tưởng tràn vào. Để giải giáp quân Tàu Tưởng, loại bớt giặc ngoài, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã kí phong Lê Thiết Hùng là thiếu tướng Tổng chỉ huy Tiếp phòng quân trong sắc lệnh số 185 ngày 24/9/1946. Nên Lê Thiết Hùng chính là thiếu tướng đầu tiên của QĐNDVN.

images205839_LQVN-VN1.JPG

Việt Nam ta có nhiều tướng lĩnh, cán bộ cao cấp được đào tạo ở trường Quân sự Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn. Sau khi tốt nghiệp, nhiều người ở lại tham gia Hồng quân Công nông như Nguyễn Sơn, Lý Ban... nhưng cũng có người được giao nhiệm vụ tham gia quân đội Quốc dân đảng như Đào Chính Nam, Lê Thiết Hùng...

Sau ngày về Việt Nam, ông Nguyễn Sơn thường đùa: “Muốn học tấn công thì phải học tôi, còn muốn học phòng ngự phải học ông Lê Thiết Hùng. Vì ông Hùng có kinh nghiệm làm cho lính Quốc dân đảng co cụm rồi tháo chạy! Ngày ở bên đó, chúng tôi ở 2 trận tuyến khác nhau...”. Lê Thiết Hùng tên thật là Lê Văn Nghiệm, sinh năm 1908 tại Thông Lạng, Hưng Nguyên, Nghệ An. Năm 1924, ông tham gia đoàn học sinh sang Thái cùng Lê Hồng Phong (anh em con chú bác ruột). Từ đây được chọn sang Quảng Châu và Lý Thụy (Cụ Hồ) cử ông vào học trường Quân sự Hoàng Phố. Năm 1928 tốt nghiệp, tổ chức yêu cầu ông gia nhập quân đội Quốc dân đảng, được phong đến hàm đại tá. Ông là đảng viên Đảng CS Đông Dương năm 1930, vào Đảng CS Trung Quốc 1931. Qua Hồ Học Lãm, đã 2 lần ông sang Nhật gặp Cường Để, mưu tìm đường cứu nước. Trong thời gian ở Trung Quốc, do quan hệ thân thiết với gia đình nhà cách mạng Việt Nam Hồ Học Lãm mà ông thân thiết rồi lập gia đình với con gái là bà Hồ Diệc Lan. Bà gia nhập Đảng CS Trung Quốc khi còn rất trẻ. Do sống ở căn cứ địa cách mạng Trung Quốc vô cùng thiếu thốn, nên bà Hồ Diệc Lan bị nhiễm bệnh phổi. Tháng 6/1946, bà Lan cùng mẹ và em gái là Hồ Mộ La (sau này là giảng viên tại trường VHNTQĐ) theo đoàn Việt kiều từ Thượng Hải do đại diện Chính phủ ta đón về nước. Tháng 10 năm sau, do bệnh tình quá nặng, bà Lan qua đời tại quê nội (Nam Đàn, Nghệ An) ở tuổi 27. Cuối năm 1941, về Pác Bó, ông Lê Thiết Hùng cùng Lê Quảng Ba lập đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người mà ông là chính trị viên. Ngày 9/3/1945, ông chỉ huy lực lượng Việt Minh giành chính quyền tại Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm (Lạng Sơn). Rồi là một trong những cán bộ quân sự chủ chốt đầu tiên của Chính phủ lâm thời. Tháng 10/1947, là Tổng Thanh tra quân đội, ông cùng Phó tổng Thanh tra Trần Tử Bình được cử đi Mặt trận Sông Lô. Ngày ở Trung Quốc từng chỉ huy đơn vị pháo binh nên những kinh nghiệm chiến đấu được áp dụng trong chiến dịch. Quân dân Khu X đã bẻ gẫy “gọng kìm phía tây” của giặc Pháp đánh lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt căn cứ địa cách mạng. Sông Lô biến thành mồ chôn giặc Pháp. Đầu năm 1948, Hồ Chủ tịch kí lại quyết định phong hàm thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng cùng 10 cán bộ cao cấp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022