Cả một đời ân oán là một bộ phim thuộc thể loại drama gia đình với đầy đủ các yếu tố éo le và giật gân của thể loại này. Qua 6 tập phim, khán giả thấy được sự căng thẳng, giằng co trong tâm lý của các nhân vật và những ý định đề phòng, thù hằn nung nấu trong con người họ. Sự xuất hiện của Phong (Hồng Đăng) với Vũ Gia là tất yếu bởi bà Mai (Minh Phương) là một con người không bao giờ biết bỏ cuộc và muốn hàn gắn nỗi đau không cha của con trai mình.

-1514683975060.png

Sự xuất hiện của Phong gây ra nhiều xáo trộn trong Vũ Gia

Tuy nhiên, hẳn bà cũng biết rằng Phong sẽ vấp phải sự phản đối giữ dội của gia đình ông Quang (NSƯT Mạnh Cường) bởi không dễ gì bà Lan (NSƯT Mỹ Uyên) cùng các con của mình lại sẵn sàng chấp nhận một thành viên xa lạ như vậy. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, trong câu truyện này bà Lan chỉ là người đến sau. Chính bà Mai đã tự nguyện bỏ ông Quang mà đi với đứa con trong bụng trước khi ông có cuộc hôn nhân chính thức với bà Lan. Vậy liệu bà Lan có quyền ghen hay trách mắng chồng mình khi biết được sự thật không?

g-1514684014965.png

Nhiều người có thể nói có. Nhưng thật sự, nếu đứng từ góc độ nhiều cảm thông hơn, thì bà Lan hoàn toàn có thể cảm thấy tủi thân cũng như bao người phụ nữ khác ở trong cùng một hoàn cảnh. Thứ nhất, là người phụ nữ, ai mà chả lo lắng cho con. Hai đứa con trai đang yên ổn thuận hoà làm ăn. Đột nhiên một người mới xuất hiện, điều đó đồng nghĩa với việc vai trò của mỗi người sẽ bị san sẻ bớt đi, số lượng tài sản của các con bà cũng không được đảm bảo như trước nữa mà có thể phải chia sẻ với một người anh không hề xuất hiện trong tuổi thơ của chúng. Nhìn vào sự chiều chuộng của bà Lan với cháu nội, ta hiểu được rằng bà là người coi trọng tình máu mủ lên hàng đầu.

k-1514684112200.png

Bà Lan là một người hết mực thương và nuôn chiều cháu trai

Bên cạnh những lo lắng về mặt vật chất thì còn có những lo lắng về mặt tinh thần. Phong xuất hiện như một đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong quá khứ. Ông Quang chắc chắn sẽ không thể bỏ qua yếu tố này và sẽ làm mọi thứ để bù đắp những thiếu thốn về mặt tinh thần của con trai. Điều đó có nghĩa là sự quan tâm của ông với 2 con ruột cũng sẽ ít đi, không còn "để dành" được nhiều tình cảm, lo lắng như ngày xưa nữa. Tất nhiên, bà Lan thật là ích kỷ khi không quan tâm đến thân phận vốn đã thiệt thòi hơn 2 con mình rất nhiều của Phong. Nhưng đặt ở vị trí một người phụ nữ bình thường, chắc ít người có thể tỏ ra cao thượng ở hoàn cảnh này.

h-1514684175844.jpg

Ngoài hai yếu tố trên, chúng ta còn phải nhắc đến một yếu tố nữa, đó là sự tủi thân của người phụ nữ. Kể từ khi biết tin, bà Lan đã phải âm thầm giấu đi cảm xúc của mình và không để lộ cho các con được biết. Bà tủi hổ không chỉ vì mình là người đến sau mà còn là vì hoang mang khi nhận ra hoá ra từ trước đến nay, trong lòng chồng mình vẫn còn có những hình bóng khác bên ngoài gia đình nhỏ bé mà êm ấm này.

l-1514684231657.png

Phụ nữ thường rất khó khăn trong việc chia sẻ tình cảm với người khác. Một cái liếc nhìn không đúng chỗ của người yêu thôi đã có thể khiến họ giận cả ngày. Đằng này, ông Quang còn có hẳn một đứa con riêng và một người tình cũ mà bà Lan biết rằng mối tình đó đẹp hơn, lãng mạn hơn mối tình của mình bởi nó không bị giàng buộc bởi gia đình và các định kiến xã hội. Là một người vợ, một người mẹ, một người tình, bà Lan có quyền cảm thấy tủi thân.

Trích đoạn "Cả một đời ân oán"

Đó là những góc nhìn đứng từ phía của bà Lan. Chắc chắn nhiều người cũng có cái nhìn khác và không đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, cái gì cũng mang tính tương đối và không có gì hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai. Quan trọng là khán giả có thể cảm thấy được nhiều cảm xúc hơn qua cách ứng xử và tình tiết của các nhân vật trong bộ phim.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022