Năm 2020 là cơ hội lớn để tập trung mọi nỗ lực và sự chú ý vào những vấn đề cấp bách của kiến trúc. Từ vấn đề khủng hoảng khí hậu cho đến những nguyên vật liệu định hình cấu trúc, những thiết kế nội thất và cả sự thay đổi của Trái đất dưới nhiều góc nhìn. Dưới đây là những chủ đề nóng nhất được cập nhật trong một năm đầy biến động vừa qua xoay quanh khủng hoảng khí hậu và kiến trúc.

image002-10.jpg

Trong Báo cáo “United in Science 2020”, tập hợp dữ liệu mới nhất từ nhóm đối tác toàn cầu Tổ chức Khí tượng thế giới, Dự án Carbon toàn cầu, Ủy ban Hải dương học liên chính phủ của UNESCO, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và văn phòng Met của Vương quốc Anh đã đưa ra thông báo: “Nồng độ khí nhà kính chưa bao giờ cao như vậy trong vòng 3 triệu năm qua, nay lại tiếp tục tăng. Những vùng đất rộng lớn ở Siberia đã trải qua một đợt nắng nóng kéo dài và đặc biệt trong nửa đầu năm 2020, điều này rất khó xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu nào do con người gây ra. Giai đoạn năm 2016 – 2020 trở thành khoảng thời gian 5 năm nóng nhất được ghi nhận”. Cuộc khủng hoảng khí hậu đòi hỏi tất cả các lĩnh vực buộc phải thay đổi nhằm ngăn chặn nguy cơ tiếp tục nóng lên toàn cầu, buộc phải đưa ra lựa chọn duy nhất là chiến lược bền vững. Vậy đã có những giải pháp nào để giải quyết được tình trạng này?

1. Khủng hoảng khí hậu

Cách các thành phố sử dụng kiến trúc để chống ngập lụt

“40% dân số sống trong phạm vi 100km đường bờ biển, cứ 10 người thì có một người sống dưới mực nước biển 10 mét. Khi biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng lũ lụt bất ổn và mực nước biển dâng trong thời gian dài, người ta ước tính rằng lũ lụt ven biển có thể gây thiệt hại lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2050. Chúng ta không thể gạt qua thực tế rằng các thành phố và dân cư của chúng ta luôn thường trực khả năng ngập lụt hơn bao giờ hết”.

image004-15.jpg

Các thành phố có nên miễn phí giao thông công cộng?

“Hai phần ba năng lượng của thế giới và 70% lượng khí thải carbon toàn cầu đến từ tác nhân chính là các thành phố. Điều này dẫn đến câu hỏi làm thế nào để sự phát triển của chính sách công và thiết kế đô thị có thể chống lại hai vấn đề đang gia tăng một cách chiến lược. Trên toàn thế giới, các thành phố đang xem xét tính di động như một phần của giải pháp, và đặc biệt, nên đặt câu hỏi: sẽ thế nào nếu phương tiện giao thông công cộng miễn phí?”

image006-11.jpg

Năng lượng thể hiện trong vật liệu xây dựng: Chúng là gì và làm thế nào để tính toán triển khai?

“Theo chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), lĩnh vực xây dựng chịu trách nhiệm tới 30% tổng lượng phát thải nhà kính. Là kiến trúc sư, một trong những mối quan tâm lớn nhất là làm thế nào để giảm lượng phát thải khí carbon từ các tòa nhà xây dựng. Có thể đo lường, định lượng và xếp hạng chất lượng là cách tốt để bắt đầu”.

image007-7.jpg

2. Nguyên liệu thô

Có thể tái chế bê tông?

“Bê tông, vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, do tính linh hoạt, khả năng chống chịu, dễ dàng xử lý, khả năng tiếp cận, tính thẩm mỹ và nhiều lợi ích khác. Việc sản xuất bê tông cũng là một trong những tác nhân gây nên ô nhiễm chính trong bầu khí quyển, chủ yếu do ngành công nghiệp xi măng thải ra khoảng 8% tổng lượng khí carbon dioxide trên toàn cầu. Ngoài việc sản xuất chuyên sâu, bê tông là vật liệu cứng, nặng bao gồm xi măng, nước, đá và cát. Như vậy, liệu có thể tiếp tục sử dụng bền vững bê tông sau khi phá dỡ, cần xử lý như thế nào sau khi chúng trở thành phế thải và khi các bãi phế liệu đã dần quá tải?”

image010-8.jpg

Làm thế nào để xây dựng được những bức tường đất?

“Mặc dù sự quan tâm đến đất nện giảm trong thế kỷ 20 nhưng một số đơn vị vẫn tiếp tục ủng hộ vật liệu này nhờ tính bền vững của nó so với các phương pháp xây dựng hiện đại hơn. Điều đáng chú ý, nguyên liệu sử dụng từ vật liệu địa phương đồng nghĩa với việc ít năng lượng tiêu tốn và giảm được lượng chất thải”.

image011-8.jpg

3. Nội thất

Màu sắc thay đổi nhận thức về không gian nội thất như thế nào?

“Chúng ta dành tới 87% cuộc đời mình ở trong nhà, dù là nơi làm việc hay ở nhà. Môi trường dễ chịu ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng và hạnh phúc của người cư ngụ. Cũng như vậy, thiếu ánh sáng, khó chịu có thể khiến cuộc sống kém chất lượng hơn. Đó là lý do tại sao nghề thiết kế nội thất lại quan trọng đến như vậy”.

image014-16.jpg

Tâm lý học về không gian: Nội thất tác động đến hành vi con người như thế nào?

Theo Dave Alan Kopec, một chuyên gia trong lĩnh vực này và là giáo sư tại Trường Kiến trúc và Thiết kế mới ở San Diego: “Tâm lý học về không gian thực chất là nghiên cứu các mối quan hệ và hành vi của con người trong bối cảnh môi trường tự nhiên và xây dựng”. Có tác động trực tiếp đến tiềm thức, góp phần vào cảm xúc và nhận thức, thông qua phần đặc biệt của não bộ phản ứng lại với hình dạng không gian, thiết kế nội thất đã trở thành một phần vốn có của tâm lý con người. Mặc dù đây không phải yếu tố duy nhất liên quan nhưng không gian nội thất có ý nghĩa lớn và trách nhiệm của kiến trúc sư là định hình các giải pháp hữu hình cho người sử dụng và đưa những ý tưởng này vào cấu trúc.

image015-10.jpg

4. Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo sẽ định hình thiết kế như thế nào vào năm 2050?

“Khi chúng ta tiến đến thời điểm mà trí thông minh vô tận của AI vượt quá mức con người, những câu hỏi hiện hữu sẽ nảy sinh. Điều gì sẽ xảy ra khi bất kỳ công việc nào cũng có thể lập trình hoặc thay thế? Kết quả là thu nhập phổ thông có được chấp nhận không? Người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gate tin như vậy: “AI chỉ là công nghệ mới nhất cho phép chúng ta sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với ít lao động hơn. Cách chúng ta làm việc và những gì chúng ta sẽ làm bắt đầu thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Nếu một nửa công việc được thực hiện nhờ bàn tay robot hoặc máy móc trong 15 năm tới, nhiều khả năng tất cả công việc sẽ được định hình bởi AI trước năm 2050”.

image017-8.jpg

Kiến trúc thiết kế tạo tác động sẽ như thế nào?

“Thành phần của cây sẽ rất khác so với cây khác trên đất cát, được phân biệt bởi quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra trong hàng triệu năm. Lý luận tương tự này có thể được sử dụng trong nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc”.

image020-8.jpg

5. Kiến trúc khẩn cấp

Kiến trúc cho các trường hợp khẩn cấp: Xây dựng tại chỗ hay nhà tiền chế?

“Mặc dù việc chuẩn bị và kiểm soát thiệt hại là yếu tố ngày càng gia tăng khi quy hoạch thành phố nhưng một số trường hợp bất thường nhất định như thiên tai vẫn nằm ngoài khả năng lập kế hoạch và yêu cầu các phản ứng kiến trúc nhanh chóng hỗ trợ người bị ảnh hưởng, thường là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Bằng cách so sánh hai cách tiếp cận xây dựng khẩn cấp, có thể nghiên cứu mức độ phản ứng của chúng với các tình huống khác nhau và do đó, kết hợp hai cách tiếp cận như một cách để tạo điều kiện cho quá trình xây dựng nhanh chóng và hiệu quả liên quan đến cộng đồng mà họ đang hưởng lợi”.

image022-8.jpg

Làm thế nào để kiến trúc có thể chống lại lũ lụt?

“Một phần ba toàn bộ lục địa Hoa Kỳ có nguy cơ bị lũ lụt vào mùa xuân này, đặc biệt là các đồng bằng phía Bắc, Thượng Trung Tây (gồm có các tiểu bang Illinois, Indiana, Iowa, Michigan, Minnesota, Missouri, Ohio, và Wisconsin), Nam Hoa Kỳ. Tháng 4 năm ngoái, lũ lụt chết người đã tàn phá nhiều phần của Mozambique, Malawi, Zimbabwe và Iran, ước tính thấp nhất có đến 1000 người chết trong khi hàng chục nghìn người khác phải di dời. Kiến trúc không thể giải quyết hoặc bảo vệ hoàn toàn cho con người khỏi những trận lũ tàn khốc thì có thể – và cần thiết – phải thực hiện một số biện pháp bảo vệ vừa giảm thiểu thiệt hại, vừa cứu sống người dân”.

image024-11.jpg

6. Hình dung trong kiến trúc

Từ nghệ thuật thị giác đến kết xuất: Không khí trong hình dung kiến trúc có liên quan như thế nào?

Trong một thế giới tập trung vào giao tiếp bằng hình ảnh, như kiến trúc sư người Phần Lan Juhani Pallasmaa giải thích trong cuốn The Eyes of the Skin: “Kiến trúc đã áp dụng chiến lược tâm lý là quảng cáo và thuyết phục tức thì”, nơi có vẻ như đồ thị và kế hoạch vẽ tay ngày càng tăng, mở đường cho nội dung hình ảnh nổi bật và đáng nhớ. Ví dụ như đối với cái nhìn khi chưa qua đào tạo, các phép đo chính xác không quan trọng bằng ánh sáng, chất lượng vật liệu, kết cấu, hình dạng, màu sắc hoặc bất kỳ yếu tố nào khác tạo ra bầu không khí của hình ảnh: nội dung tiềm ẩn giao tiếp bên ngoài chính là hình ảnh”.

image026-5.jpg

7. Vật liệu tái chế

Áp dụng vật liệu tái chế trong kiến trúc và đô thị ở đâu?

“Việc tái chế và tận dụng các vật liệu và cấu trúc ngày càng trở nên phổ biến trong kiến trúc, như những giải pháp thay thế cho việc sản xuất nguyên liệu cho xây dựng, thường liên quan đến việc tăng năng lượng tiêu thụ và mức độ phát thải vào khí quyển. Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp này là, trong khi cái trước sử dụng một lượng năng lượng nhất định để xử lý vật liệu trước khi nó được tái chế thì cái sau không cần quá trình này mà là tái sử dụng nó như nó đã bị loại bỏ”.

image027-7.jpg

Vật liệu phá dỡ, có thể hồi sinh một cuộc sống mới thông qua tái chế?

“Xã hội của chúng ta đang ngập tràn những chiến dịch tái chế giấy, nhựa và kim loại đến mức đôi khi chúng ăn sâu vào bản chất trong từng hành động nhỏ nhất như phân loại lon nước ngọt. Nhưng khi tái chế các tòa nhà phá bỏ thì sẽ như thế nào? Nếu một tòa nhà không thể được định vị lại để tái sử dụng thích ứng, làm sao chúng ta có thể biến đổi vật liệu của nó và mang lại một cuộc sống mới thông qua các sáng kiến giúp giảm số lượng vật liệu lỗi thời mà chúng ta vứt bỏ ra bãi chôn lấp mỗi ngày?”

image030-8.jpg

8. Chúng ta sẽ sống cùng nhau như thế nào?

Nhà ở xã hội và định cư: Những người thúc đẩy cuộc sống cộng đồng?

“Bất chấp những lo ngại về sức khỏe, chênh lệch kinh tế và cả những thảm họa môi trường – xã hội, thế giới vẫn đang hướng đến quá trình đô thị hóa dày đặc với ngày càng nhiều người đổ về thành phố và yêu cầu nhà ở an toàn, lành mạnh không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Thực tế, báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho rằng: “Gần ¼ dân số thành thị trên thế giới sống trong các khu định cư hoặc trại tạm trú không chính thức, hầu hết ở các nước đang phát triển và vẫn đang lo sợ rời khỏi đó bất cứ lúc nào”.

image031-5.jpg

Làm thế nào để kiến trúc cải thiện tương tác xã hội?

“Denise Scott Brown từng nói “kiến trúc không thể buộc mọi người kết nối với nhau, nó chỉ lên kế hoạch cho các điểm giao cắt, loại bỏ các rào cản và làm cho những điểm gặp gỡ trở nên hữu ích và hấp dẫn”. Mặc dù không thể kiểm soát kết quả nhưng kiến trúc có tiềm năng tạo tiền đề cho những cuộc gặp gỡ tình cờ và tương tác xã hội, từ đó nuôi dưỡng việc xây dựng cộng đồng, ảnh hưởng đến kết cấu nền văn hóa xã hội của chúng ta”.

image034-3.jpg

9. Xu hướng nhà nhỏ

Điều gì đang xảy ra với xu hướng nhà tí hon?

“Xu hướng nhà mini, nhà tí hơn khó có thể bỏ qua trong vài năm qua. Đã có rất nhiều những hình ảnh, chủ đề về khám phá những ngôi nhà siêu nhỏ, nơi ngôi nhà của bạn thu nhỏ lại chỉ vừa bằng một lối đi – tủ quần áo và mỗi phòng đảm nhận vai trò lập trình nhiều nhiệm vụ. Những gì trông hấp dẫn trên truyền hình thực tế thường ít được mong đợi hơn nhiều trong cuộc sống thực. Và khi mọi người khao khát một lối sống giải phóng họ khỏi của cải vật chất và khả năng du lịch vòng quanh đây đó, điều này có ý nghĩa gì khi xây dựng một ngôi nhà nhỏ? Đây liệu có phải chỉ là ảo tưởng mà không một ai chịu chấp nhận sống trong đây và liệu chúng có thực sự hứa hẹn gì đó về việc sẽ hiện thực hóa trong thế giới chính thống hay không?”

image036-4.jpg

Một ngôi nhà có thể nhỏ đến mức nào?

“Đây là vấn đề cơ bản trong kiến trúc. Cách sống và tương tác với không gian mà chúng ta trải qua cuộc sống hàng ngày là cuộc tranh luận muôn thuở trong lĩnh vực này, cam kết mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn nhưng cũng để phát triển những cách thức mới trong cuộc sống. Bằng cách bổ sung các khía cạnh như đầu cơ bất động sản, mật độ nhà ở cao trong các trung tâm đô thị, theo đuổi chủ nghĩa du mục hoặc thậm chí mong muốn hoàn toàn theo một xu hướng, cuộc tranh luận xung quanh những ngôi nhà quy mô nhỏ ngày càng trở nên xác đáng hơn. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu diện tích nhỏ nhất cần để ở là bao nhiêu?”

image037-3.jpg

10.Quy mô con người

Cách chúng ta thay đổi Trái đất: Sự biến đổi của con người trên hành tinh khi nhìn từ trên cao

“Tác động của con người lên Trái đất là vấn đề phổ biến hiện nay. Từ khủng hoảng khí hậu, hiệu ứng nhà kính, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất chất thải rắn và ô nhiễm khí quyển đều là những vấn đề cấp bách toàn cầu, cần được giải quyết nếu muốn đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo. Những tác động của con người tới Đất Mẹ đã được thể hiện rất rõ thông qua cuốn sách mới “Tổng quan Timelapse: How We Change the Earth” của Benjamin Grant và Timothy Dougherty, tổng hợp 250 bức ảnh vệ tinh và máy bay không người lái về các địa điểm biến đổi trên Trái đất”.

image040-4.jpg

Quy mô con người thay đổi như thế nào trong kiến trúc?

“Mặc dù hầu hết các hướng dẫn, quy chuẩn và lý thuyết bắt đầu bao gồm những đặc thù, tìm cách bao quát và thực tế nhất có thể, nhưng không khó để quan sát có bao nhiêu kiến ​​trúc và thành phố của chúng ta vẫn chống lại các khả năng khác nhau. Liệu đó có phải là một tòa nhà hiện đại, định hình và thậm chí là di sản ngột ngạt treo lơ lửng trong không trung? Đây là kiến ​​trúc được định hình theo tỷ lệ của con người hay một nỗ lực để định hình cư dân của nó? Tuy nhiên, con người chẳng thể nào giống hoàn toàn như Vitruvian Man”.

image042-3.jpg

11. Thực hành trẻ

Những thực hành kiến trúc nào đang dẫn đầu xu hướng thay đổi?

“Đã có rất nhiều phương pháp tiếp cận, đề xuất và giải pháp sáng tạo cho những thách thức và nhân loại đang phải đối mặt hiện nay, từ khủng hoảng khí hậu đến các vấn đề về chủng tộc và giới tính; từ sự gián đoạn công nghệ đối với sự gắn kết xã hội. Những thách thức này đang định hình sự phát triển của kiến trúc, dẫn dắt kỷ luật hướng tới một xã hội mới và một nền kinh tế mới”.

image043-1.jpg

Kiến trúc đầu cơ: Đâu là điểm tương đương đương đại?

Kiến trúc đầu cơ nghiên cứu các kịch bản cho tương lai, tạo ra những câu chuyện về cách định hình không gian và văn hóa. Nó liên quan, trùng lặp hoặc đồng nghĩa với một số khái niệm khác từ viễn tưởng kiến ​​trúc, tương lai thiết kế, đến kiến ​​trúc cấp tiến. Tuy nhiên, đây là một hoạt động mang tính thuyết minh bắt nguồn từ tư duy phản biện, đặt câu hỏi về thực tiễn và các khía cạnh khác nhau của xã hội và môi trường được xây dựng. Khi các lực lượng định hình môi trường được xây dựng của chúng ta thay đổi, thu hút sự tham gia của công nghệ, mạng lưới và các hệ thống phức tạp, các kiến trúc sư cần hình dung nhiều hơn không gian vật lý để mang đến những cách vận hành tốt nhất trong bối cảnh xã hội mới”.

image046-1.jpg

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Nhìn lại xu hướng kiến trúc năm 2020: Cái nào nên phát huy, điều gì cần xem xét loại bỏ?
  • Dự đoán 11 xu hướng thiết kế nội thất thịnh hành trong thập kỷ tới
  • 4 trường học được xây dựng khẩn cấp để ứng phó với khủng hoảng ở châu Phi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022