GFCP cho rằng nếu được đặt kế hoạch và có chiến lược đô thị hoá đúng đắn, các thành phố có tốc độ phát triển nhanh sẽ tăng tưởng tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

yangonjacobkalmakoff-16108243896211444079167.jpg

Theo dự đoán, vào năm 2025, khoảng 440 thành phố phát triển nhanh ở các nền kinh tế mới nổi sẽ đóng góp gần một nửa vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên bên cạnh sự gia tăng nhanh về kinh tế, những thành phố này phải đối mặt với những thách thức khi quá trình đô thị hoá quá nhanh khiến họ không thể có được sự phát triển bền vững.

Global Future Cities Programme (GFCP) – Chương trình Các thành phố Tương lai Toàn cầu – được xây dựng nhằm đưa ra sự hỗ trợ cần thiết cho các thành phố lớn để có được sự phát triển bền vững trong tương lai. Chương trình là một hoạt động thuộc Quỹ Thịnh vượng do Chính phủ Anh thành lập năm 2015, có định hướng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, tìm cách hỗ trợ các thành phố đang phát triển nhanh ở các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ…

batchabeokutaurban-renewal-1610824409702393124968.jpg

GFCP đưa ra hỗ trợ dựa trên các nguyên tắc về quy hoạch, giao thông và khả năng chống chịu của đô thị. Những người đứng đầu GFCP cho rằng, nếu được cung cấp các công cụ quản lý và quy hoạch phù hợp, quá trình đô thị hóa tại các thành phố có thể được chuyển đổi tích cực, tạo việc làm, giảm nghèo đói và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

GFCP bao gồm 30 dự án được phân bổ trên 19 thành phố của 10 quốc gia. Tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chiến lược cho các thành phố, GFCP sẽ giúp các tập hợp đô thị này quy hoạch không gian, chiến lược và thiết kế đô thị, phát triển hệ thống giao thông tích hợp và cải thiện chiến lược đối phó với rủi ro môi trường, biến đổi khí hậu.

batchcapetownsdgws-161082440972499602739.jpgbatchiskandarsdgws-smartmobility-16108244097371976758643.jpg

Dưới đây là những thành phố nằm trong dự án của GFCP:

  • Brazil: Belo Horizonte/ Recife
  • Indonesia: Bandung/ Surabaya
  • Malaysia: Iskandar / Melaka Federal
  • Nigeria: Abeokuta/ Lagos
  • Philippines: Cebu/ New Clark City
  • Nam Phi: Cape Town/ Durban/ Johannesburg
  • Thailand: Bangkok
  • Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara/ Bursa/ Istanbul Socialist
  • Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh
2-1610824541160581260485.jpg

GFCP xây dựng chương trình của mình phù hợp với nhiều dạng đô thị khác nhau. Các phương pháp được GFCP dựa trên kết luận từ Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, cụ thể là Các mục tiêu Phát triển nền vững (SDGs), Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Khung Sendai về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và Chương trình Đô thị mới, mục đích là để cung cấp cho các thành phố giải pháp ứng phó với các thách thức như cơ hội giáo dục, phân hoá giàu nghèo, tạo việc làm, xóa bỏ bất bình đẳng, giảm phát thải khí nhà kính, xóa đói giảm nghèo và đối mặt với thiên tai, v.v.

Được hỗ trợ bởi Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng và Phát triển Anh Quốc, GFCP có rất nhiều đối tác khác nhau ở mọi quốc gia. UN-Habitat (Cơ quan của Liên hợp quốc về định cư  và phát triển đô thị bền vững) là đối tác xây dựng năng lực và chiến lược, có vai trò cung cấp khuyến nghị kỹ thuật, đồng thời nâng cao kiến thức của địa phương cũng như toàn cầu về đô thị hóa bền vững và toàn diện.

hcmcsidewalks-1610824389589801667442.jpg

Chiến lược

Chiến lược bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn Phát triển chiến lược và Giai đoạn Thực hiện.

Giai đoạn đầu tiên có vai trò đặt nền móng trong khi giai đoạn thứ hai hỗ trợ các thành phố thực hiện dự án. Chiến lược đã giúp xác định một loạt các can thiệp ở 19 thành phố trên 10 quốc gia như các kế hoạch đô thị, hệ thống và quản lý lũ lụt, di sản không gian công cộng, v.v.

1-16108243893241818892209.jpg

Nền tảng

Để khuyến khích trao đổi kiến thức giữa các thành phố, “nền tảng quản lý tri thức” sẽ được ra đời – là một công cụ dựa trên website được phát triển để lưu truyển thông tin giữa nhiều đối tác và các bên liên quan của GFCP.

Trên thực tế, nền tảng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin, lưu trữ và truy cập, đồng thời hoạt động như một kho lưu trữ các báo cáo. Ra mắt chính thức vào đầu tháng 7 tới đây, công cụ này hiện đang được thử nghiệm bởi các thành phố và đối tác. Công cụ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, hỗ trợ các thành phố thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, liên kết chuyên môn toàn cầu về đô thị hóa với kinh nghiệm địa phương, xây dựng cộng đồng và cung cấp nhiều nguồn lực để hỗ trợ quy hoạch và quản lý thành phố.

batch3-1610824409477497707607.jpg

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội: Đồng hành cùng Thủ đô phát triển bền vững
  • Tăng cường quản lý chất thải rắn đô thị giúp phát triển đô thị bền vững
  • Tọa đàm “Vai trò của các khu đô thị mới trong thị trường bất động sản và phát triển đô thị tại châu Á” 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022