Mua sắm cũng có thể xem là nghệ thuật, và “concept store” là khái niệm tiến bộ nhất của nghệ thuật kinh doanh thời trang hiện nay. Vậy “concept store” là gì? Và tại sao khái niệm này lại trở nên phổ biến ở các shop thời trang hiện nay như thế? Hãy cùng Kienviet.net tìm hiểu ngay nhé! 

Concept store là gì? 

Đã rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam, concept store (tạm dịch là cửa hàng của ý tưởng) vẫn là khái niệm tương đối mới. Đó là lý do tại sao mô hình kinh doanh không gian mở kiểu này chưa hề có tên tiếng Việt chính thức. Hiểu một cách đơn giản, concept store là những shop quần áo, shop giày dép, shop túi xách, shop mỹ phẩm hay shop phụ kiện được đầu tư nhiều hơn về không gian và nội thất. Bằng cách tạo các background chủ đề hoặc lồng ghép phông nền chụp ảnh thông qua các vị trí trong cửa hàng, thu hút và tạo ấn tượng mạnh mẽ. Thay vì đến quán cafe như trước đây, những shop thời trang đang trở thành địa điểm chụp hình lý tưởng của giới trẻ. Trào lưu chụp hình theo concept store vì thế mà ra đời và rất được ưa chuộng.

2-10.jpgKhi shop thời trang trở thành địa điểm chụp hình lý tưởng cho giới trẻ

Đôi nét về lịch sử phát triển 

Concept store đầu tiên trên thế giới bắt nguồn từ nhà thiết kế người Anh Mary Quant – mẹ đẻ của món đồ thời trang chân váy ngắn. Năm 1955, bà mở một cửa hàng thời trang tên Bazaar tại King’s Road, về sau trở thành một điểm hẹn mang phong cách bohemian của âm nhạc, thiết kế và nghệ thuật. Sau đó, đã có thêm một vài ý tưởng về không gian tổng hoà của thời trang, đồ hoạ, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc. 

3-10.jpgMary Quant – nhà thiết kế người Anh có concept store đầu tiên trên thế giới

Vào năm 1991, khái niệm “concept store” ra đời khi nhà xã hội học người Ý Francesco Morace nhận thấy cửa hàng 10 Corso Como ra đời cùng năm là một hình thức mới trong bán lẻ nên đã tạo ra một cụm từ để mô tả nó. Hiện nay, 10 Corso Como trở thành một địa điểm văn hoá tiêu biểu của Milan và mở rộng đến những thành phố khác trên thế giới (Seoul, Thượng Hải, Bắc Kinh, New York).

4-11.jpgQuán café của 10 Corso Como

Concept store – Bệ phóng tuyệt vời cho ý tưởng

Những sản phẩm bán tại concept store vốn khó tìm thấy trên thị trường đại trà bởi thường mang xu hướng mới nhất, cao cấp hơn về giá trị, đa dạng về thể loại, nhãn hiệu nhưng điều cốt yếu ở đây là đáp ứng sự hài hoà và phù hợp với phong cách của cả cửa hàng. Chúng được quy tụ và trưng bày trong một không gian có tính thẩm mỹ cao như những tác phẩm nghệ thuật.

Khác với cửa hàng thông thường, concept store mang đến trải nghiệm về tinh thần. Khách hàng không chỉ bước vào mua sản phẩm rồi rời đi ngay mà dành nhiều hơn thời gian để tìm kiếm cảm hứng từ một xu hướng mới hay lối sống. Họ mua cả phong cách sống và gu thẩm mỹ sau khi đắm chìm trong một thế giới hoà trộn giữa thời trang, nghệ thuật, thiết kế, và có thể cả ẩm thực, mùi hương, âm nhạc.

5-9.jpgConcept store – cách để shop thời trang trở nên thu hút hơn

Nhiều concept store có khu phục vụ đồ ăn, thức uống và tổ chức những hoạt động bên lề như buổi giới thiệu sản phẩm, workshop, hoà nhạc,… nhằm thúc đẩy khách hàng lưu lại lâu hơn, thư giãn, học hỏi và kết nối với người bán hoặc nhà thiết kế sản phẩm.

Khi người tiêu dùng đã thấy quá quen thuộc với những chuỗi cửa hàng bán lẻ “ở đâu trông cũng giống nhau”, họ tìm đến concept store để có những trải nghiệm thú vị trong một không gian phù hợp với niềm yêu thích của mình.

Khi concept store đến Việt Nam

Dù đã phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam, concept store vẫn là một khái niệm khá mới mẻ. Có lẽ người tiêu dùng Việt vẫn hứng thú hơn cả với những chuỗi cửa hàng to lớn, hoành tráng của các thương hiệu quốc tế, chứ chưa quan tâm lắm đến các không gian nghệ thuật có phong cách riêng, và sản phẩm đến từ các nhà thiết kế độc lập.

Tuy nhiên, concept store tại Việt Nam đang dần phát triển và nổi bật với một số thương hiệu như L’Usine – một trong những địa điểm phong cách nhất của Sài Gòn. Một không gian rất rộng trong căn chung cư cũ được cải tạo lại công phu, L’Usine bán đồ của nhà thiết kế Việt Nam và nước ngoài, có cả nhà hàng, quán café.

6-11.jpgL’Usine, concept store tiêu biểu của Sài Gòn

Ngoài L’Usine, thì còn có Kokois nổi bật lên với showroom bán đồ gia dụng, đồ trang trí handmade và quầy bar. Và Gardenia với không gian sân vườn, thường tổ chức hội chợ đồ thủ công mỹ nghệ, cũng như một số sự kiện hội thảo. Những địa chỉ này dành cho những người yêu thích phong cách boho với những trang trí thô mộc, gần gũi với thiên nhiên.

7-9.jpgKokois nổi bật lên với showroom bán đồ gia dụng, đồ trang trí 8-7.jpgGardenia với không gian sân vườn

Gần đây, có một concept store khá chuẩn mực ra đời tại Sài Gòn, đó chính là There VND Then. Trong một toà nhà thiết kế hiện đại, những đồ thời trang streetwear của các thương hiệu quốc tế được trưng bày bắt mắt. Ngoài ra, còn có cả một barber shop và gian bán đồ tráng miệng. There VND Then muốn được định hình như một không gian sáng tạo, nơi những người chung sở thích gặp gỡ và giao lưu. Theo dự tính của các người sáng lập là một nhóm Việt Kiều, concept store sẽ phát triển thêm mảng bán đồ nhà cửa, công nghệ, nghệ thuật và các ấn phẩm.

9-7.jpgThere VND Then

Cùng những chuyển động mạnh mẽ về kinh tế, đời sống, hình thức concept store tại Việt Nam sẽ còn có tiềm năng phát triển và sẽ trở thành “lời phát ngôn” của giới sáng tạo.

Khám phá một số concept stores trứ danh toàn cầu

10-16.jpgColette | Paris, Pháp11-2.png10 Corso Como | Milan, Ý11-15.jpgDover Street Market | London, UK12-16.jpgOpening Ceremony | New York, Mỹ13-13.jpgJoyce | Hong Kong

Tổng hợp | Hương Lan

XEM THÊM:

  • Ánh sáng trong thiết kế ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
  • 蜜 葉 Ambrosia – Quán trà sữa tại Thâm Quyến
  • 4 nguyên tắc màu sắc trong thiết kế nội thất bạn nhất định phải biết

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022