Vào tháng 10 năm 1930, ở bang Indiana, Hoa Kỳ, một trong những kỳ công của kỹ thuật hiện đại đã được thực hiện: một nhóm các kiến trúc sư và kỹ sư đã di chuyển tòa nhà tổng đài điện thoại nặng 11.000 tấn mà không làm ảnh hưởng đến công việc và nhu cầu cơ bản của 600 nhân viên làm việc bên trong.
Để hiểu được cột mốc quan trọng này, chúng ta phải quay về năm 1888, khi công ty kiến trúc Vonnegut, Bohn & Mueller (sau được biết đến với tên gọi Vonnegut & Bohn) được thành lập ở Indianapolis bởi hai kiến trúc sư người Mỹ gốc Đức là Bernard Vonnegut và Arthur Bohn.
Vào năm 1907, Vonnegut, Bohn và Mueller đã thiết kế tòa nhà Indiana Bell ở Evansville, một tòa nhà 7 tầng dành cho công ty Central Union Telephone, một tòa nhà theo phong cách Art-Deco. Tòa nhà này vào năm 1982 đã được nêu danh trong Sổ Địa danh lịch sử quốc gia Hoa Kỳ, trở thành một phần bản sắc lịch sử của Indianapolis cũng như một phần của di sản kiến trúc Đức – Mỹ của thành phố.
Vào năm 1929, công ty điện thoại Indiana Bell đã mua lại Central Union, bao gồm những văn phòng được thiết kế vào 20 năm trước. Vì Indiana Bell có rất nhiều nhân viên, kế hoạch ban đầu là phá bỏ tòa nhà cũ để xây dựng trụ sở chính có sức chứa lớn hơn tại địa điểm đó. Đối với dự án này, họ đã ủy quyền cho Vonnegut, Bohn & Mueller.
Bản thiết kế bao gồm các văn phòng làm việc và trung tâm cuộc gọi (call centre), được vận hành thủ công bởi chính nhân viên của công ty. Việc phá hủy tòa nhà ban đầu đồng nghĩa với việc các dịch vụ sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức.
Kurt Vonnegut, con trai của Bernard và là nhân viên của công ty, khi nhận dự án phá bỏ tòa nhà ban đầu này, đã đề xuất một giải pháp thay thế sáng tạo: di dời nơi làm việc nhưng vẫn duy trì các dịch vụ điện thoại liên tục, do đó không cần phá bỏ một cơ sở hạ tầng đầy đủ chức năng.
Đề xuất của Kurt được công ty thông qua. Trong 34 ngày toà nhà nặng 11,000 tấn đã được di chuyển đến nơi cách vị trí ban đầu 16m và quay 90 độ, một quá trình được hoàn thành vào giữa tháng 11 năm 1930, mà không làm gián đoạn dịch vụ điện thoại cũng như cung cấp ga, nước và điện của tòa nhà.
Quá trình di chuyển được lên kế hoạch bởi các kỹ sư Bevington, Taggert và Fowler, trong khi nhà thầu John Eichlea Co. sẽ thực hiện công việc khó khăn này.
Họ làm điều đó bằng cách nào? Tòa nhà 7 tầng nặng 11,000 tấn ban đầu được nâng lên bằng kích thuỷ lực (hydraulic jacks). Sau đó sự chuyển động được thực hiện bởi con lăn thuỷ lực trên bề mặt bê tông dầm vân sam nặng 75 tấn. Trong khi tòa nhà nằm yên trên con lăn, những công nhân sẽ định vị vị trí tiếp theo. Bằng cách này, tòa nhà được di chuyển với tốc độ 40km/giờ. Ngay cả lối vào sảnh chính của tòa nhà được kết nối bằng một lối đi bộ di động, chuyển động luân phiên, và lúc nào mọi người cũng có thể đi vào trong tòa nhà.
Theo lời chứng thực của một vài nhân viên trong tòa nhà, họ khẳng định không nhận thấy sự dịch chuyển của tòa nhà (Theo báo cáo của Telephone Collectors International (TCI).
Bất chấp những nỗ lực to lớn, tòa nhà nằm ở giao lộ Meridian và New York St chỉ hoạt động cho đến cuối những năm 1950 và bị phá huỷ vào năm 1963 để thay thế bằng một cơ sở văn phòng mới nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của các công ty mới. Ngày nay, địa điểm này là văn phòng của AT&T; một khu phức hợp 22 tầng duy trì những phần của phong cách Art-Deco ban đầu của toà nhà 7 tầng cũ, nơi là việc của các nhân viên công ty Indiana Bell.
Tòa nhà Indiana Bell là một trong những tòa nhà đầu tiên trên thế giới được di dời thay vì phá bỏ. Một ví dụ khác là Nhà hát Shubert ở Minneapolis, Belle Tout Lighthouse ở Susex England và Nhà hát Empire ở New York.
Sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật xây dựng và thiết kế khiến việc cải tạo những ngôi nhà cũ lỗi thời trong khả năng là cần thiết, việc di dời tòa nhà đã tạo ra cuộc đời thứ 2 cho chúng, nếu không các tòa nhà đã bị phá hủy để tạo không gian cho những tòa nhà khác hiện đại và hiệu quả hơn.
Dịch: Hương Giang | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM
- 5 công trình tôn vinh chất cảm gạch nung trong nội thất
- 15 công trình sử dụng vật liệu tái chế khả dụng cho kiến trúc
- 7 lợi ích từ việc xây dựng bằng đất nện
SOM là một trong những công ty Kiến trúc lớn nhất thế giới với chuyên môn chính là các tòa Read more
Juan Miró, nhà hoạt động giáo dục, KTS đồng sáng lập văn phòng kiến trúc Miró Rivera Architects đã phản Read more
Hình ảnh thế giới hiện nay được kiến tạo qua hành trình hàng thế kỷ di cư của con người. Read more
Lần đầu tiên xây dựng toàn bộ không gian làm việc dưới một hệ mái, công trình trụ sở văn Read more
Việc Hội KTS Hoa Kỳ (AIA) đưa ra các hướng dẫn để từng bước mở cửa trở lại các cơ Read more
Công ty GreenTech của Na Uy gần đây đã tiết lộ mô hình thiết kế tuabin gió khổng lồ Wind Read more