Tại Việt Nam, nội thất Bắc Âu chủ yếu là những sản phẩm nhập khẩu. SMA Nordic là một trong số ít thương hiệu Việt đã đem hơi hướng Scandinavian vào các thiết kế “Designed by Vietnam”.

Hướng đi khác biệt của Nội thất Bắc Âu dành cho người Việt

Cùng với sự lan tỏa của phong cách thiết kế Bắc Âu, những sản phẩm nội thất nhập khẩu từ các quốc gia Scandinavian, đặc biệt là Đan Mạch và Thụy Điển ngày càng được quan tâm. Không khó để người tiêu dùng có thể tìm ra những thương hiệu, showroom chuyên phân phối từ nội thất cho đến đồ gia dụng, décor theo phong cách nổi tiếng này. Nhờ vậy, chúng ta dễ dàng được tiếp cận và sống trong những không gian nội thất chuẩn Bắc Âu. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là những sản phẩm nhập khẩu có thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm về cả ngoại hình và văn hóa của người Việt?

kienviet-tinh-than-Designed-by-Vietnam-trong-noi-that-phong-cach-bac-au-tu-sma-nordic-3.jpgNhững sản phẩm nội thất Bắc Âu dành cho người Việt

Trăn trở với điều đó, SMA Nordic đã tập trung xây dựng thương hiệu nội thất Bắc Âu theo hướng khác biệt hóa với những sản phẩm được thiết kế, sản xuất trong nước. Nội thất của SMA “đo ni đóng giày” cho người Việt với kích thước phù hợp, thiết kế hình dáng – công năng theo thói quen sử dụng, tính chất sản phẩm phù hợp điều kiện thời tiết đặc thù… Có thể nói, đây chính là một hiện tượng hiếm khi thị trường nội thất Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi hàng hóa Trung Quốc tràn lan, giá thành rẻ và chất lượng thấp.

Trong những năm tới, thị trường nội thất có xu hướng tập trung vào các sản phẩm chất lượng, chính vì thế phát triển những giá trị lấy khách hàng làm trung tâm được đánh giá là bước đi đúng đắn của các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Những thiết kế nội thất đề cao tính cá nhân chính là nhu cầu của người sử dụng hiện đại và cũng đã được được chú trọng hơn trong những năm vừa qua.

kienviet-tinh-than-Designed-by-Vietnam-trong-noi-that-phong-cach-bac-au-tu-sma-nordic-1.pngThiết kế nội thất từ SMA luôn đề cao tính cá nhân hóa

Thiết kế nội thất từ vật liệu cho người Việt

Để mang đến những sản phẩm nội thất phong cách Bắc Âu nhưng phù hợp với điều kiện thời tiết và thói quen sử dụng của người Việt Nam, SMA Nordic đặc biệt chú trọng trong lựa chọn nguyên vật liệu để hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế. Những vật liệu thanh lịch, vừa phản ánh được tinh thần Scandinavian, vừa có thể chịu được môi trường ẩm cao để thích nghi với điều kiện thời tiết tại từng vùng miền chính là ưu tiên hàng đầu.

kienviet-tinh-than-Designed-by-Vietnam-trong-noi-that-phong-cach-bac-au-tu-sma-nordic-1.jpgVật liệu là một yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt của nội thất SMA Nordic

Không chỉ được thiết kế hoàn toàn bởi đội ngũ Việt, cho người Việt, SMA Nordic ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp vật liệu trong nước để có thể dễ dàng truyền tải được tinh thần thương hiệu một cách toàn diện vào mỗi sản phẩm. Bộ sưu tập Fusion Wood sắp được ra mắt tới đây là một ví dụ điển hình. Fusion Wood là sự kết hợp giữa SMA và Gỗ Minh Long. Các thiết kế bề mặt vật liệu của Gỗ Minh Long vừa thể hiện tính xu hướng toàn cầu, vừa được phát triển, chọn lọc dựa trên văn hóa tinh thần người Việt. Nhờ đó, tính thời trang cho nội thất được hoàn thiện một cách trọn vẹn nhất trong không gian.

kienviet-tinh-than-Designed-by-Vietnam-trong-noi-that-phong-cach-bac-au-tu-sma-nordic-2.jpgSMA đang kết hợp cùng Gỗ Minh Long để đem đến những sản phẩm nội thất Bắc Âu dành riêng cho người Việt

Thiết kế bespoke (thiết kế cá nhân hóa) ngày càng trở nên thịnh hành. Tạo nên sản phẩm khác biệt cho từng nhóm người tiêu dùng song song với sự phù hợp ở mỗi quốc gia chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp phát triển bền vững đang theo đuổi. Đó cũng chính là phương châm trong thiết kế nội thất – tạo ra những sản phẩm có tính lan tỏa toàn cầu và am hiểu địa phương.

XEM THÊM

  • Vì sao sàn gỗ công nghiệp được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam?
  • Gạch ốp lát siêu mỏng nhẹ – Xu hướng mới đa ứng dụng trong thiết kế công trình
  • 3 mẫu cửa cuốn BössDoor giúp nâng tầm không gian nhà phố Việt
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022