Những gợi ý thiết kế hữu ích dưới đây có thể là giải pháp để loại bỏ cảm giác trống trải, lạnh lẽo của không gian trần nhà cao.

PORTADA_A_EB_Gran_Via_003.jpg

Chiều cao trần của một không gian có ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cũng như lợi ích của ngôi nhà đối với con người. Nhìn chung, hầu hết các công trình đều có quy định về kích thước tối thiểu và được tính toán kỹ lưỡng về chiều cao trần nhà nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt trong môi trường.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay đã cho thấy chiều cao chính xác của trần nhà lại thường được xác định dựa vào các vật liệu tạo nên tòa nhà, cụ thể, đó có thể là chiều cao của các tấm trần, hoặc thậm chí làm tròn kích thước của các bậc cầu thang. Thông thường, với sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc đô thị, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm sau mưa, chính vì mục đích muốn tăng lợi nhuận, các chủ đầu tư hầu như có xu hướng thiết kế chiều cao trần với mức hạn chế tối thiểu để giảm chi phí xây dựng. Còn đối với những công trình cũ hơn, có thể nhận thấy trần nhà khá rộng rãi, điều này cho phép mức độ tự do thiết kế nhiều hơn. Vậy làm thế nào để các KTS có thể tận dụng tối đa những không gian này?

Trong thực tế, để có thể tính toán ra một giá trị chính xác và phổ biến là rất khó, vì vậy, trần nhà thường được dựa vào chiều cao của cửa làm tiêu chuẩn, ví dụ hầu hết các cửa đều có chiều cao khoảng 2m10, vậy chiều cao của trần nhà sẽ vào khoảng 2m40. Theo các KTS, nếu trần nhà cao khoảng 2m70 trở lên thì chúng ta có thể coi đó là trần nhà cao. Đối với các công trình kiến trúc cổ, trần nhà cao rất phổ biến. Tuy nhiên lý do để lý giải vì sao những kiến trúc xưa lại ưa chuộng trần cao như vậy thì khá mơ hồ. Một số quan điểm cho rằng nó cần thiết cho việc tránh khói và khí thải bám vào trần từ các loại đèn thô sơ, một số khác có thể là nhằm cải thiện hệ thống thông gió,… Nhưng theo khảo sát với cách nhìn của hiện tại, nhiều người cho rằng kiến trúc trần nhà cao thời cổ xưa đơn giản là vì muốn thể hiện sự thịnh vượng của gia chủ mà thôi. 

Đối với kiến trúc hiện đại, những cách tính kích thước của trần cao đang được xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. KTS Le Corbusier trong dự án United’Habitation đã sử dụng tỷ lệ do ông tính toán nghiên cứu (Modulor) để xác định chiều cao trần cho các căn hộ là 2m26. Tuy nhiên, chiều cao này không được tán đồng và đưa ra nhiều ý kiến tranh cãi ở nhiều nơi. Vào cuối những năm 1950, khi được mời phát triển cho dự án tương tự ở Đức, Le Corbusier đã đổi chiều cao trần thành 2m50.

RB.jpgBofill_266-12 001

Theo đánh giá chung, trần nhà cao sẽ khiến cho những ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ trở nên rộng rãi hơn. Chúng giúp cung cấp nhiều không gian để trang trí cũng như mở rộng đón ánh sáng và thông gió tự nhiên hơn. Tuy nhiên, không gian trở nên cao và thoáng hơn cũng đem đến cản trở trong việc sưởi ấm hoặc làm làm mát nhân tạo. Đồng thời, nếu một không gian trần nhà quá cao nhưng lại được thiết kế sơ sài có thể mang đến một không khí lạnh lẽo và trống trải. Có thể lấy thiết kế trần nhà cao của công trình văn phòng kiêm nhà ở của KTS người Tây Ban Nha Ricardo Bofill làm ví dụ điển hình cho việc làm thế nào để biến một không gian rộng lớn và thô ráp của một nhà máy xi măng cũ trở thành một nơi cực kỳ ấm cúng.

Và dưới đây là một số cách phổ biến để giúp các KTS có thể tận dụng tối đa trần nhà cao:

Tạo một cấp độ không gian mới

IS.jpgzooco.jpg

Đối với một trần nhà khá cao, có lẽ giải pháp phổ biến nhất chính là tạo thêm một mặt sàn mới để tận dụng không gian. Cụ thể, những chiếc gác xép, tầng lửng chính là đáp án chuẩn nhất. Các công trình nhà ở Paris thường sử dụng phương án này để bù đắp cho việc thiếu diện tích sàn và tăng thêm không gian cho giường ngủ cũng như nhiều nhu cầu khác. Các vật liệu thường được sử dụng là gỗ và thép nhẹ, chúng có thể kết nối với công trình ban đầu của tòa nhà hoặc cũng có thể tháo rời. Chẳng hạn như thiết kế không gian của nhà hàng Daria (Zooco Estudio), bên dưới gác lửng được kê thêm một số bàn ăn, cho thấy việc tận dụng không gian rộng rãi của trần giúp mở rộng diện tích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.

AL_BORDE.jpgJAG.jpg

Tạo không gian lưu trữ mới

Kết cấu chiều cao của không gian lớn cũng đồng nghĩa với việc có thêm nhiều chỗ để lưu trữ hơn. Ví dụ như dự án dinh thự cổ ở São Pauli, KTS đã tận dụng triệt để khoảng không gian rộng lớn giữa sàn và trần nhà để thiết kế thêm những chiếc tủ lớn sang trọng nhằm đựng hoặc trưng bày đồ.

PV.jpg

Kệ ngang cũng có thể đảm nhiệm chức năng “cân bằng” không gian, mang lại sự bề thế cho những không gian có trần nhà quá cao. Chức năng này được sử dụng linh hoạt trong dự án Formafatal nhằm thiết kế không gian cho nhà hàng Gran Fierri Argentinian với kệ đồ uống được tận dụng đặt ngay sau quầy bar.

BPN.jpg

Không gian tách khỏi trần nhà

Thông thường các không gian trên cùng của một căn phòng có trần cao thường ít được sử dụng đến, vì vậy việc xây dựng các khối rời được nối liền từ mặt sàn thay vì nối từ trần xuống sẽ là một giải pháp cực hữu hiệu cho việc tận dụng không gian đối với những ngôi nhà có diện tích sàn chật chội. Để hình dung rõ hơn, hãy tham khảo một công trình tuyệt vời này ở Barcelona. Các KTS đã quyết định giữ toàn bộ không gian mở, để lộ các thanh xà bằng gỗ và bức tường đá nguyên bản, ở trung tâm của không gian chứa một khối hình học màu trắng được tận dụng làm nhà bếp và phòng tắm, nó không hề chạm tới trần nhà hình vòm bên trên.

AG.jpg

Treo các thiết bị để định hình không gian

XL.jpg

Trong dự án chuyển đổi một nhà máy cũ ở Trung Quốc thành một không gian kiểu kiến trúc văn phòng, trần nhà cao lên đến 6m đã được xác định cần phải thiết kế nhằm giúp mở rộng diện tích làm việc. Để làm cho không gian làm việc trở nên thoải mái hơn, KTS đã sáng tạo một tấm bạt treo khổng lồ theo đường cắt của trần nhà, phân chia không gian của phòng họp và đóng vai trò như một tấm ngăn khi uốn dọc theo cầu thang.

qing.jpg

Hay trong dự án cho một nhà hàng ở São Paulo, trần nhà cao của nhà kho đã được cân bằng thông qua hệ thống chiếu sáng lơ lửng, giúp tạo ra bầu không khí chào đón tại các bàn ăn và mang đến một môi trường làm việc chất lượng hơn cho những người đầu bếp tại đây.

FP.jpgDC.jpg

Như vậy, về tổng quan theo ArchDaily nhận định, những giải pháp thường được các KTS sử dụng trong không gian có trần cao là cố gắng cân bằng chúng thông qua các yếu tố xây dựng hoặc thiết kế nội thất thẩm mỹ, hay có thể là những kết cấu bổ sung. Một mẹo nhỏ được bật mí nữa là sơn hoặc để trần nhà ở dạng tự nhiên, thường là cách để tạo ấn tượng rằng trần nhà không cao như thực tế của nó. Với những giải pháp thiết kế này, trần nhà cao hơn có thể cung cấp nhiều “khu vực cơ động” hơn, đồng thời có khả năng tạo ra các thiết kế nổi bật cho các KTS. Tóm lại, nắm rõ tỷ lệ chiều cao trần để sử dụng linh hoạt chúng bằng các vật liệu khác và ánh sáng có thể sẽ là thách thức đối với nhiều KTS, nhưng nó cũng là một trách nhiệm lớn để phát triển không gian phù hợp và dễ chịu cho người dân sinh sống. 

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM

  • “Đặc sản” nhà ống qua thiết kế đương đại của người Việt
  • Làm thế nào để kích thích sự tự giác của trẻ thông qua kiến ​​trúc và phương pháp Montessori?
  • Giải pháp cải tạo nhà kho cũ thành không gian đa chức năng | Thomas Raynaud + Paul Devarrieux

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022