H.C. Andersen’s House được lấy cảm hứng từ chính những tác phẩm nghệ thuật của nhà văn Andersen lỗi lạc, kết hợp cùng công nghệ, phương pháp hiện đại để mang đến cho du khách những trải nghiệm kỳ diệu như lạc vào thế giới cổ tích.

Hedges_envelop_buildings._Photo_credit_Kengo_Kuma___Associates__Cornelius_Vo%CC%88ge__MASU_Planning.jpg

Bảo tàng Andersen (Hans Christian Andersen’s House, Đan Mạch) dự kiến sẽ được khai trương vào mùa hè 2021 tới đây. Công trình là một tác phẩm độc đáo được thiết kế bởi KTS Kengo Kuma và những người cộng sự ở thành phố Odense, Đan Mạch. Công trình là nơi giúp công chúng được chiêm ngưỡng, lắng nghe về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn huyền thoại Andersen, đồng thời cũng sẽ mang đến trải nghiệm nghệ thuật độc đáo, kết hợp giữa cảnh quan, kiến trúc và thiết kế triển lãm hiện đại.

H.C. Andersen’s House được KTS lấy cảm hứng từ chính những câu chuyện cổ tích của Andersen, bên cạnh đó cũng đưa ra những quan điểm mới về một trong những nhà văn được yêu mến nhất của lịch sử thế giới. Công trình gửi gắm đến chúng ta phong cách kiến trúc từ ‘The Tinderbox’ – một trong những câu chuyện của Andersen mà trong đó một cái cây đã che giấu thế giới dưới lòng đất đầy kỳ diệu.

Arabesque_overview._Photo_credit_Kengo_Kuma___Associates__Cornelius_Vo%CC%88ge__MASU_Planning.jpg

KTS Kengo Kuma giải thích rằng: “Bảo tàng được lấy ý tưởng kiến trúc từ những tưởng tượng diệu kỳ của Andersen, nơi một thế giới nhỏ đột nhiên mở rộng ra một vũ trụ lớn”. Tọa lạc tại thành phố Odense – nơi sinh của nhà văn, bảo tàng sẽ tạo thêm được sự thu hút, là một không gian lý tưởng để du khách theo đuổi những cuộc phiêu lưu mạo hiểm và phép thuật trong trí tưởng tượng.

Lãnh đạo Bảo tàng Thành phố Odense chia sẻ: “Nhắc đến Odense là người ta đã nghĩ ngay đến những câu chuyện cổ tích, vì vậy chúng ta phải kể những câu chuyện cổ tích theo cách sâu sắc hơn. Ý tưởng xây dựng H.C. Andersen’s House không phải là để kể lại những câu chuyện của Andersen một cách đơn thuần mà là để truyền đạt đến du khách sự quen thuộc và truyền cảm hứng về việc đọc nhiều hơn các tác phẩm của nhà văn“.

Sunken_garden._Photo_credit_Kengo_Kuma___Associates__Cornelius_Vo%CC%88ge__MASU_Planning.jpg

H.C. Andersen’s House có diện tích khoảng 5.600m2, bao gồm một ngôi nhà dành cho trẻ em, một bảo tàng dưới lòng đất, tất cả được bao quanh bởi một khu vườn kỳ ảo. Ngoài ra, bảo tàng sẽ sử dụng “một loạt các công nghệ và phương pháp tiếp cận hiện đại để thiết kế, tất cả sẽ khiến vũ trụ văn học huyền diệu của Andersen trở nên sống động hơn”.

Nhóm KTS sẽ “không gian hóa” trải nghiệm của du khách về vũ trụ văn học của Andersen và dàn dựng một trải nghiệm nghệ thuật hoàn chỉnh bao gồm kiến trúc, âm thanh, ánh sáng và hình ảnh. Nơi đây sẽ không ngừng mang đến những cuộc gặp gỡ mới giữa mỗi du khách và những câu chuyện cổ tích. Là một trong những dự án bảo tàng lớn nhất và đầy tham vọng của Đan Mạch trong những năm gần đây, H.C. Andersen’s House được thực hiện bởi Quỹ A.P. Møller cũng như sự đóng góp của Quỹ Nordea, Quỹ Augustinus, Knud Højgaards và chính quyền thành phố Odense.

Light_ingress._Photo_credit_Kengo_Kuma___Associates__Cornelius_Vo%CC%88ge__MASU_Planning.jpgIsometric_view._Photo_credit_Kengo_Kuma___Associates__Cornelius_Vo%CC%88ge__MASU_Planning.jpg

Nghệ thuật của Hans Christian Andersen thật tuyệt vời vì nó đảo ngược cách bạn tưởng tượng về thế giới này. Những câu chuyện cổ tích của ông không hướng tới sự thật hiển nhiên mà hướng đến một sự thật rộng mở – tính đặc thù và đa dạng của thế giới. Trong bảo tàng mới, chúng tôi duy trì sự mơ hồ này bằng cách sử dụng nghệ thuật độc đáo của Andersen làm kim chỉ nam để định hình cho khu vườn, ngôi nhà và khu triển lãm” – Giám đốc sáng tạo của H.C. Andersen’s House, Henrik Lübker, chia sẻ.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM

  • Tham quan Screen Pavilion – Gian hàng công cộng có thiết kế độc đáo | Ray & Emilio Studio
  • Khoang điện nổi lấy cảm hứng từ chiếc tàu nổi của James Bond
  • The Bubble House: Tất tần tật về công trình được mệnh danh là “Cung điện bong bóng” của nước Pháp xinh đẹp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022