“Nước ngập đến tận vai, và khi bước ra đường tôi chợt cảm thấy dòng nước ấy đang cố kéo tôi vào vòng xoáy vô hình của nó. Một cảm giác quen thuộc như gióng lên hồi chuông trong tâm khảm tôi: “Hãy cẩn thận! Có vẻ như mọi thứ đều ổn, nhưng tốt nhất đừng nên vướng chân vào dòng nước ở nơi đây”.

Hội An là vùng đất du lịch màu mỡ, là nơi ghi dấu của thời gian trên những căn nhà mang giá trị văn hóa điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, có những thời điểm mà nơi đây ngập tràn trong biển nước khiến chúng ta còn chẳng bận tâm đến.

Bài viết này là một hình ảnh khác về Hội An mà Kienviet.net muốn gửi gắm tới độc giả, dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Mỹ Alden Anderson.

Picture6-4.pngCon phố Nguyễn Thái Học ngập trong biển nước

Câu chuyện của một người ngoại quốc dành tình yêu cho dải đất hình chữ S

Phố cổ Hội An nằm quanh bờ sông Thu Bồn ở miền Trung Việt Nam, hàng trăm năm nay là đầu mối giao thông quan trọng của các tuyến vận tải biển trên thế giới. Ở thế kỷ 20, bề ngoài do phù sa bồi đắp của sông (và nhiều yếu tố khác) khiến trung tâm vận tải biển này dần dần được thay thế bởi Đà Nẵng và các cảng khác dễ tiếp cận hơn với tàu đi biển.

Hội An cổ kính gần như không bị xáo trộn bởi thời gian cũng như sự phát triển hiện đại, và vào năm 1999 đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Picture7-4.png

Lần đầu tiên tôi đến thăm Hội An cách đây hơn hai năm. Khi ấy, hầu hết những ngôi nhà cổ hiện lên trước mắt tôi đều có dấu vết của mực nước lũ trong vài năm trước. Lũ lụt xảy ra thực chất là những dòng nước tràn từ sông Thu Bồn, dòng sông chảy qua Hội An và đổ ra cửa biển.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi tôi tới đây vào mùa lũ. Tôi bước ra đường và cảm thấy dòng chảy của dòng sông gần như hất văng cả người mình đi.

Picture8-2.pngPicture9-2.pngBình, 24 tuổi, đang chơi đùa với con nước lũ một cách hứng thú

Những ngày gần đây, ở Hội An có một vụ vỡ đập dâng cao và người dân thường nhận được cảnh báo từ chính quyền trước khi xả nước. Sự cảnh báo dẫn đến một sự đề phòng và chuẩn bị của người dân trước những diễn biến khó lường sắp tới, tuy nhiên thường không nguy hiểm đến tính mạng như nhiều vùng đất khác tại miền Trung.

Sự thật là chưa tùng có trận lụt nào đáng kể từ lần đầu tiên tôi đến Hội An vào tháng 5 năm 2018.

Đối với du khách như tôi, đến với mảnh đất cổ kính này ở thời điểm hiện tại có thể là một điều bất tiện. Nhưng tôi đã quá quen với việc các con đường và khu phố trở thành phần mở rộng của dòng sông Thu Bồn. Vì vậy, tôi quyết định đến thăm nơi đây một lần nữa – để quan sát, chụp hình và xem mọi người đối phó với lũ lụt như thế nào.

Picture10-2.pngPicture11-2.pngChú Tuân vào nhà qua cửa sổ trên lầu cùng đàn chó cưng

Người đầu tiên tôi gặp là Sa, cô đang đứng trước cửa gác xép mà tôi thường gọi là cửa thoát lũ.

Phố Cổ ngập trong biển nước nhưng vẫn hiện lên trong mắt du khách những vẻ đẹp của riêng nó. Những bức tường màu vàng son phản chiếu trong làn nước đục ngầu, màu nâu từ phù sa của những cánh đồng và những ngọn núi… tiếng còi xe máy giờ đây đã được thay thế bằng tiếng ván chèo và thuyền bè.

Picture12-2.pngCô Sa cùng chiếc “cửa thoát lũ”Picture13-2.png“Thang được sử dụng như một công cụ để chúng tôi leo xuống thuyền, được buộc vào ban công” – Chị Nga đang bế con gái Thảo 6 tuổi trên ban công.Picture14-2.pngPicture15-2.png“Bình thường, tôi chỉ ở nhà nghỉ ngơi. Hôm nay lũ lụt tôi chèo thuyền với cháu trai”. Bà Tí, 70 tuổi, đang tìm kiếm khách có nhu cầu đi lại quanh Hội An.

Đầu giờ chiều khi mực nước đã rút đi đáng kể, con phố từng ngập đến cổ nay chỉ còn cao ngang thắt lưng. Điều này khiến việc di chuyển của người dân dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều.

Đối với tôi, phần thú vị và bổ ích nhất của cuộc hành trình đến vào hai ngày sau đó. Khi các đội cạo bùn trên đường phố bắt đầu làm việc, tôi và những người bạn được phép lái xe rong ruổi quanh các con phố, chụp hình và được nghe những câu chuyện từ người dân Hội An trong những ngày lũ lụt khó khăn.

Picture16-2.pngChiếc thuyền nhỏ trở thành phương tiện chính của người dân Hội An trong mùa lũPicture17-1.pngThomas Weingärtner – Một du khách đang hứng thú với loại hình di chuyển mới tại Phố Cổ

Điều bổ ích nằm trong những câu chuyện này là tôi đã hiểu thêm về lũ lụt, về cách người dân địa phương ứng phó với nó. Còn điều làm tôi hứng thú hơn cả là những chi tiết nhỏ về cuộc sống của những người dân Hội An, rất bình dị và thân thương.

Những câu chuyện như tại sao Tuân lại dắt chó qua cửa sổ tầng hai nhà mình, tên những chú chó và ý nghĩa đằng sau chúng. Hay Sa, tại sao nhà cô ấy lại có một cái cửa lạ trên gác xép. Bình, anh ấy đang làm gì khi với cái chổi ở giữa con phố ngập lụt, tại sao anh ấy sống ở Hội An, và tình yêu anh dành cho Hội An ở cả mùa khô lẫn mùa lũ.

Picture18-1.pngNụ cười trên gương mặt của những người “sống chung với lũ”Picture19-1.pngChú Tuân đang phơi quần áo trên giàn phơi tầng hai

Những con người, câu chuyện và từng chi tiết nhỏ đã mang lại cho tôi sự hiểu biết sâu sắc hơn về Phố cổ, về con người và ý chí của họ ở những thời điểm thiên tai khó khăn nhất. Những bức hình mà tôi ghi lại được sau chuyến hành trình nói lên lẽ sống của người Hội An, rất đáng được trân trọng và học hỏi.

Đức Anh | Theo Saigoneer

XEM THÊM:

  • Hội An bảo tồn hệ thống di tích giếng cổ
  • RIN’s House – Nét kiến trúc xanh giữa lòng Hội An cổ kính | 85 Design
  • Khe house – Ngôi nhà của hoài niệm về một Hội An xưa | K.A.N Studio

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022