Những “bốt vệ sinh công cộng” từng là một cảnh tượng khá phổ biến ở khắp các đường phố Paris. Bốt vệ sinh đó được gọi là pissoir hay là vespasienne, một phát minh của Pháp rất phổ biến ở châu Âu thời bấy giờ. Mục đích của chúng là giúp nam giới giải quyết nhu cầu, thay vì tè bậy vào các toà nhà, vỉa hè. Có thể mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, chính những công trình như vậy đã giúp Paris trở thành thành phố hiện đại nhất trên thế giới vào thời điểm những năm 1800, khi mà việc bắt gặp một ai đó đang “giải quyết” ở nơi công cộng là rất phổ biến.
Thậm chí ở Anh, hành động vi phạm này có thể sẽ bị phạt bằng tiền, nhưng điều đó cũng không hữu ích trong việc ngăn cản mọi người làm điều đó. Còn ở Pháp, Paris đã có lệnh cấm tè bậy ở nơi công cộng từ những năm 1700, nhưng bỏ mặc tất cả, Paris vẫn mang danh là một trong những thành phố bẩn nhất trong thời kỳ đó. Tình hình trở nên tồi tệ hơn, người ta vẫn cứ buôn bán, sinh hoạt trên những con đường tràn ngập rác, phân ngựa và bốc mùi.
Mãi đến những năm 1800, Napoleon III cuối cùng cũng ra lệnh cho Nam tước Georges-Eugene Haussmann phải nghĩ cách và làm gì đó để biến Paris trở thành phố hiện đại nhất thế giới. Và một trong những nỗ lực hiện đại hoá này, bắt đầu từ việc cung cấp cho nam giới Paris một nơi để đi tè.
www.rarehistoricalphotos.comPissvoir về cơ bản là một bồn tiểu công cộng, được phát minh bởi Claude-Philibert Barthelot vào năm 1834. Nhưng khi đó, ý tưởng này vẫn chưa phổ biến, cho đến khi Haussmann cho tiến hành lắp khắp đường phố Paris. Pissoir có thiết kế là những cột trụ kim loại, dù không hoàn toàn cung cấp được sự riêng tư tuyệt đối, nhưng những bộ phận nhạy cảm vẫn được che lại.
www.rarehistoricalphotos.comCái tên vespasiennes được lấy cảm hứng từ tên của vị hoàng đế La Mã hồi thế kỷ thứ I – Titus Flavius Vespasianus. Người này đã đánh thuế nước tiểu thu được trong quá trình thuộc da. Vespasiennes là từ khá phổ biến ở dân Pháp, trong khi pissvoir thường chỉ được dùng bởi người ở các quốc gia khác.
Mặc dù, pissoir về cơ bản cũng chỉ là một bồn chứa nước tiểu, vẫn chưa thể giải quyết triệt để về vấn đề mùi hương. Nhưng ít nhất, chúng cũng giúp mùi tập trung ở các khu vực cụ thể chứ không còn ở khắp thành phố như trước nữa.
www.rarehistoricalphotos.comVới khoảng 1200 điểm nằm rải rác khắp thành phố Paris, những năm 1930 có thể được xem là thời kỳ cực thịnh của pissoir. Nhiều thiết kế đa dạng bắt đầu xuất hiện, có từ 2 – 8 gian phục vụ đủ nhu cầu cho nhiều người. Tuy nhiên đến năm 1966, Paris bắt đầu loại bỏ pissoir, giảm số lượng xuống chỉ còn 329 cái.
Nhiều lý do dẫn đến sự suy giảm đó. Khi đó, những người đồng tính nam cảm thấy bị phân biệt đối xử ở những pissoir, thế là họ đã bắt đầu dùng những nơi này để quan hệ tình dục. Đáp lại, những người khác lại bắt đầu chỉ trích, phàn nàn và cho rằng pissoir đang làm tổn hại đến danh tiếng cũng như hình ảnh của thành phố. Cảnh sát bắt đầu rình rập bên ngoài các pissoir với hy vọng có thể bắt được những hành vi phạm pháp đó.
Để giữ thông tin quân sự khỏi kẻ thù, các quốc gia đều tỏ ra rất sáng tạo trong việc tìm ra chiến thuật liên lạc với nhau trong Thế chiến thứ II. Trong khi người Anh dùng chim bồ câu để đưa tin, người Đức có máy Enigma, còn người Pháp thì lại có… pissoir. Pissoir đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho lực lượng kháng chiến Pháp. Họ thường hẹn ở đây để bí mật trao đổi thông tin về cuộc chiến. Với hơn 1000 pissoir ở khắp đất nước, đây quả là một nơi hoàn hảo để ẩn mình.
Từ năm 1980, pissoir bị thay thế bằng một hệ thống tiên tiến hơn, một nơi có thể làm sạch dễ dàng và kín đáo, tiền thân cho những bốt vệ sinh công cộng ngày nay. Cho đến năm 2006, Paris chỉ còn lại một chiếc pissoir nằm ở Đại lộ Arago. Mặc dù không còn được sử dụng, nhiều người dân địa phương vẫn rất tự hào và xem đây là một kỷ vật ấn tượng của một thời đại hoàng kim.
Cách đây vài năm, Paris đã từng có ý định sẽ hồi sinh lại pissoir với mục tiêu giữ cho vỉa hè thành phố sạch đẹp hơn. Nhưng những chiếc bồn tiểu kiểu đứng đó vẫn chỉ thích hợp cho nam giới mà thôi. Và ở thời đại hiện nay, điều này đã gây ra phản ứng dữ dội, những người phản đối coi chúng là một vấn nạn phân biệt giới tính và đối xử.
Nhiều người lập luận rằng, những nhà vệ sinh này đã củng cố việc nam giới được khuyến khích phơi bày ở những nơi công cộng, trong khi phụ nữ thì lại bị chỉ trích vì các hành động tương tự. Chẳng hạn như cho con bú ngoài nơi công cộng.
Xem thêm hình ảnh:
Theo Tinhte
XEM THÊM
- “Mái nhà xanh” của Viện Công nghệ Tokyo do Kengo Kuma thiết kế
- “Dải ruy băng” mềm mại trên hồ Yuandang, Thượng Hải
- Vấn đề đa dạng sinh học trong đô thị