Các không gian nhà ở tại Việt Nam còn đang bộc lộ một số bất cập về công năng sử dụng, cụ thể là những hạn chế trong yếu tố tiện lợi. Những yếu tố dẫn đến bất tiện trong không gian sống đã và đang tồn tại trở thành vấn đề cần bàn luận, sửa đổi để hướng đến sự đổi mới, kiến tạo không gian sống tiện lợi cho mỗi gia đình Việt. 

Không gian sống tiện lợi là không gian đáp ứng được nhu cầu thiết thực và đa dạng của con người, bao gồm sự sắp đặt không gian, thiết kế nội thất, tạo sự thoải mái và dễ dàng cho người sử dụng. Nhà hiện đại không chỉ là lớp vỏ, mà sứ mệnh của nhà ở hiện đại chính là tạo được một không gian tái sản xuất lao động và sản sinh các năng lượng để tiếp tục sáng tạo, là nơi nuôi dạy những thế hệ tương lai của gia đình. Do đó thiết kế nhà ở cần đạt đến sự thoải mái, tiện nghi, thân thiện, ấm cúng. 

kienviet-song-tien-loi-xu-huong-tat-yeu-cho-khong-gian-nha-o-viet-nam-1.jpgKhông gian sống tiện lợi là không gian đáp ứng được nhu cầu thiết thực và đa dạng của con người (Ảnh: Bộ sưu tập phòng tắm Acacia Supasleek của thương hiệu American Standard)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người Việt luôn phải “xoay sở” với các không gian chật hẹp và cứng nhắc với quy định về diện tích các căn hộ nhà ở xã hội nhỏ hơn 70m2. Khả năng biến đổi không gian theo yêu cầu thực tế, vấn đề thông thoáng cũng như các tiện nghi tại rất nhiều công trình vẫn chưa được giải quyết triệt để, tình trạng các nhà thiếu sáng, bí bức và không đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng thoải mái cho người ở khá phổ biến. Chất lượng sống trong từng thiết kế nhà ở cần có những giải pháp tổ chức không gian nội thất và đồ đạc nội thất phù hợp. Chỉ riêng ở Hà Nội, hàng chục dự án chung cư cao tầng và nhà ở xã hội vẫn chưa được áp dụng các biện pháp xử lý không gian nội thất chuyên sâu. Những vấn đề trong việc đáp ứng nhu cầu sống tiện lợi để lại hậu quả là làm cho người ở không thỏa mãn, dẫn đến việc vừa sử dụng, vừa “đập phá”, cải tạo gây lãng phí của cải vật chất xã hội và ô nhiễm môi trường. Nếu không kịp thời có những nghiên cứu toàn diện, đồng bộ và thiết thực thì sẽ để lại những hậu quả khó lường.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra những thiết kế thiếu tính tiện nghi, có thể gây khó chịu cho người ở? Điều này cần được nhìn nhận trên 3 phương diện: chủ đầu tư, chủ nhà và người thiết kế.

Phương diện chủ đầu tư

Chưa bao giờ thị trường BĐS lại chi phối đến diện mạo quy hoạch và kiến trúc cũng như chất lượng cuộc sống của người dân ở cả đô thị và nông thôn như hiện nay. Lấy ví dụ đối với thiết kế Nhà ở xã hội, tại Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý Nhà ở xã hội đã cho phép dự án Nhà ở xã hội được điều chỉnh mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần. Điều này dẫn tới các cơ chế xin cho, lách luật vượt rào cả chính thức lẫn phi chính thức, bất chấp quy định hoặc viện cớ để phát triển… Quy hoạch chung, sự cân bằng các chỉ tiêu về mật độ dân số, mật độ cư trú từ đó bị phá vỡ, gây áp lực lên hạ tầng xã hội và kỹ thuật kèm theo. Bên cạnh đó, việc Nhà ở xã hội được xây dựng trên quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại dẫn đến các khiếu kiện về mức phí dịch vụ khu đô thị do cùng sử dụng các tiện ích dịch vụ nhưng các hộ dân lại có điều kiện kinh tế khác nhau hoặc các xung đột văn hóa do môi trường dân trí cũng khác nhau. 

Chủ đầu tư chỉ tập trung vào lợi nhuận thông qua diện tích sàn tối đa dẫn đến việc tổ chức cơ cấu và không gian căn hộ quá cứng nhắc, không linh hoạt để đáp ứng nhu cầu từng đối tượng người sử dụng… Việc đó vô hình trung khiến người ở phải khép mình trong một không gian thiếu thoải mái, thậm chí bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.. Ví dụ, nhiều người không hài lòng với việc khu vực giặt giũ, phơi đồ chật hẹp hoặc không có, chỗ để điều hòa còn thiếu… Những căn hộ này hầu như có thiết kế hình ảnh minh họa đẹp, nhưng khi sử dụng thường không đạt được sự tiện ích cần thiết. Hệ thống kỹ thuật rất phức tạp do vệ sinh và kỹ thuật được thiết kế tổ chức theo dạng “xôi đỗ” làm gia tăng đáng kể chi phí lắp đặt, bảo dưỡng và gây nên những tranh chấp không đáng có, gây bất tiện trong quá trình sử dụng.

kienviet-song-tien-loi-xu-huong-tat-yeu-cho-khong-gian-nha-o-viet-nam-2.jpgVấn đề thông thoáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tiện nghi sống (Ảnh: Vietline Interior Design)

Phương diện chủ nhà và người thiết kế

Việc tìm kiếm một ngôi nhà có sự tiện nghi về mọi nhu cầu của người ở đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo về mặt công năng kiến ​​trúc, sự cập nhật thường xuyên trong   việc áp dụng các vật liệu khác nhau hoặc xem lại các kỹ thuật bản ngữ. Tuy nhiên, để thực hiện chính xác các chiến lược thiết kế này, điều bắt buộc là phải quen thuộc với các đặc điểm của khu vực xây dựng, hiểu hướng của mặt trời, hướng của gió, đặc điểm thổ nhưỡng,… Có thể thấy, các dự án thành công thường hội tụ đầy đủ các chiến lược để đạt được sự tiện nghi tốt nhất.

Hơn nữa, sự tham vấn ý kiến người sử dụng là rất quan trọng để có bản thiết kế vừa đẹp, vừa tiện nghi, giúp chủ nhà sử dụng ngôi nhà một cách thoải mái và phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, còn nhiều người sử dụng công trình vẫn chưa hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn đối với không gian sống của mình. Do đó, quá trình hợp tác, tư vấn giữa người thiết kế và chủ nhà trở nên khó khăn hơn, nảy sinh nhiều điều bất cập. Cùng với đó, còn phải xét đến khía cạnh khả năng của KTS, một số KTS chưa đủ kiến thức, trải nghiệm hoặc coi nhẹ trải nghiệm tiện nghi trong thiết kế cũng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người sử dụng bên trong công trình. 

kienviet-song-tien-loi-xu-huong-tat-yeu-cho-khong-gian-nha-o-viet-nam-1.pngTính tiện lợi trong không gian sống đến từ thiết kế kiến trúc, nội thất… đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng (Ảnh: Combo Home)

Những tồn tại liên quan đến thực trạng thiết kế nội thất, kiến trúc, cảnh quan đáp ứng yếu tố sống tiện lợi tại một số đô thị ở Việt Nam không phải là mới, nhưng dường như vì “cha chung không ai khóc” nên khó có thể quy trách nhiệm cho một đơn vị cụ thể nào. Nhà ở bất tiện, chật hẹp và thiếu tiện lợi làm chất lượng đời sống người ở ngày càng xấu đi. Việc phát triển, duy trì bền vững trong không gian sống tại các đô thị của Việt Nam không chỉ là vấn đề của một người, hay của một cấp, ngành nào mà là vấn đề chung của xã hội, cần sự quan tâm thích đáng và có hiểu biết, để đô thị Việt Nam tiến dần đến sự tiện lợi, chất lượng.

Cùng với thiết kế, chính sách,… sản phẩm được sử dụng trong căn nhà cũng đóng góp không nhỏ cho cuộc sống tiện lợi. Theo Ông Nguyễn Tristan Chinh – Giám đốc Điều hành Kinh doanh Toàn quốc, Công ty LIXIL Việt Nam – thương hiệu American Standard, mỗi sản phẩm hiện hữu với những chức năng riêng biệt đều góp phần tạo nên một cuộc sống đơn giản, tiện lợi nếu đó là những sản phẩm tối ưu công năng, dễ sử dụng, do đó, để mọi không gian sống tại Việt Nam tiến dần đến sự tiện nghi, chất lượng, trước hết, cần sự quan tâm thích đáng và chiến lược sáng tạo của những người làm kiến trúc, xây dựng, kết hợp toàn bộ các yếu tố từ sản phẩm, vật liệu đến thiết kế kiến trúc, nội thất… 

Tiếp nối thành công từ năm 2016 tới nay, với định hướng mới trong năm 2021 – 2022, công ty LIXIL Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) dưới sự bảo trợ của Hội KTS Việt Nam với chủ đề “Tương lai không gian sống Việt Nam”, tập hợp các kiến trúc sư hành nghề, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế, nhà đầu tư, người làm chính sách, người tiêu dùng quan tâm để trao đổi thông tin và tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thực tế về mặt kiến trúc, cảnh quan, nội thất, công nghệ,… giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến chất lượng không gian sống của người Việt. 

——————————–

Về LIXIL

LIXIL tạo ra các sản phẩm về công nghệ nước và nhà ở tiên phong, giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao giúp biến đổi ngôi nhà. Nhưng sự khác biệt của LIXIL là cách thực hiện điều này; thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm. 

Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và Tostem với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.

—————–

Về American Standard

Là một trong những nhãn hàng tiêu biểu trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh, American Standard đã dành được lòng tin từ khách hàng nhờ không ngừng mang đến phong cách, chất lượng và sự tin cậy tới không gian tắm. Hiện nay, với nền tảng hơn 140 năm kinh nghiệm tiên phong, American Standard tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn trong việc đem đến giải pháp phòng tắm đáng tin cậy được kết hợp với thiết kế thiết thực và công nghệ tân tiến nhằm tạo ra không gian phòng tắm đầy cuốn hút. Bạn sẽ tìm thấy ở những không gian như vậy sự thoải mái, tiện nghi và vệ sinh sạch sẽ.

—————————–

Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội KTS Việt Nam, được bảo trợ bởi Hội KTS TP.HCM; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA); Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Chương trình do Kienviet Media thực hiện. Thông qua các hoạt động kết nối, tương tác, nghiên cứu chuyên sâu, ALP 2021 – 2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.

Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/

XEM THÊM

  • Architecture Leader Perspective (ALP) tái khởi động với mục tiêu mới
  • Hội KTS Việt Nam và UBND tỉnh Phú Yên thống nhất tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc
  • Có gì trong tuyển tập “Những công trình nhà ở tạo cảm hứng cho kiến trúc nông thôn mới”?
Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022