Đã bao giờ bạn thử định hình tương lai, dự đoán cách chúng ta sinh sống, làm việc, giải trí và tương tác với môi trường xung quanh trong những năm tiếp theo? Khi đó, nhu cầu của cá nhân, của nhóm cộng đồng và cả xã hội tương lai nói chung sẽ ra sao? Dưới đây là 4 sáng kiến để có thể kiểm chứng tương lai của thành phố.

shutterstock_559778323.jpgCảnh quan trung tâm thành phố Bangkok về đêm, nhìn từ đỉnh tháp BAIYOKE Sky, Thái Lan. Hình ảnh: Shutterstock / By JoeZ

Các thành phố đã, đang và sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như: phần lớn dân số sẽ định cư tại những khu tập trung đô thị, vấn đề đô thị hóa nhanh chóng sẽ đặt ra nhiều vấn đề về khả năng thích ứng với những chuyển đổi xã hội, môi trường và kinh tế trong tương lai…

Trên thực tế, vấn đề chính đặt ra hiện nay là làm thế nào để thành phố của chúng ta đối phó được với các yếu tố thay đổi nhanh chóng này. Nó cũng đòi hỏi phải xem xét đến các khía cạnh đảm bảo tăng trưởng dài hạn.

Dưới đây là một số điểm chính để kiểm chứng cho tương lai thành phố, qua đó tạo ra kết cấu có thể sống được, hòa nhập và thích ứng với bất kỳ sự chuyển đổi đột ngột nào trong tương lai.

Thế nào là kiểm chứng tương lai (future-proof)?

Theo định nghĩa, kiểm chứng tương lai là hành động dự đoán và lập kế hoạch cho tương lai. Điều này đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp ưu tiên để giảm tác động gây hại và ngăn chặn bất kỳ thiệt hại nào có thể xảy ra; các phương pháp nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp giảm thiểu những tác động của các sự kiện trong tương lai.

Từ các tòa nhà cho đến đường phố, bất kỳ thành phần nào cũng có thể trải qua quá trình này. Do vậy, việc xác định được future-proof sẽ đặt nền tảng cho một tương lai ổn định và phát triển.

shutterstock_1499306735.jpg Thành phố thông minh. Hình ảnh Shutterstock / By amesteohart

Các thành phố có thể quản lý bất kỳ sự thay đổi nào là đã góp phần thực hiện thành công chiến lược hiệu quả, bền vững và có cơ sở. Rất nhiều nước đang phát triển có các chính sách năng động ngắn hạn, đảm bảo tiến độ nhưng lại không ‘chịu được nhiệt’ trước những thay đổi lớn. Do đó, cần có những tầm nhìn dài hạn, thể hiện được sự sáng tạo và tập hợp các ngành nghiên cứu khác nhau để cùng nhau tạo nền tảng cho tương lai.

shutterstock_774140332.jpg Thành phố nhìn từ trên xuống của Tòa nhà chọc trời bằng máy bay không người lái ở thành phố Hồng Kông. Hình ảnh © Shutterstock / By Bigone

Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018 đã công bố danh sách các thành phố “kiểm chứng tương lai” tốt nhất thế giới. Phần lớn trong số 10 thành phố hàng đầu đều nằm ở Mỹ như San Francisco đứng đầu danh sách, tiếp đến là Thung lũng Silicon và New York. Các thành phố mang tính lịch sử của châu Âu cũng có tên trong danh sách này như London với vị trí thứ 4, Paris ở vị trí thứ 7 và Amsterdam xếp vị trí thứ 8. Các chỉ số để đo lường là: công nghệ, cơ sở hạ tầng, khả năng kết nối, chất lượng cuộc sống, tầm nhìn dài hạn, sức hấp dẫn, giáo dục, khả năng sống, tính toàn diện hay tính bền vững…

shutterstock_686896549.jpg Hình ảnh nhìn từ trên không của các tòa nhà gần Wilshire Blvd ở Westwood, Los Angeles, CA. Hình ảnh © Shutterstock / By TierneyMJ

Caroline Bos – Nhà quy hoạch đô thị người Hà Lan và là người đồng sáng lập mạng lưới kiến trúc UNStudio có trụ sở tại Amsterdam cho hay, hành động kiểm chứng tương lai của các thành phố đồng nghĩa với việc quy hoạch cho các thành phố có khả năng chống chịu. Mặc dù không có bất kỳ biện pháp chung nào có thể áp dụng, các chuyên gia của Paulinyi & Partners, một nhóm kiến ​​trúc ở Hungary đã đưa ra các giải pháp quan trọng nhất để áp dụng trong thiết kế đô thị bền vững trong tương lai.

MissionRock.jpg Steelblue/Perkins+Will/San Francisco Giants

1. Thành phố có thể quy hoạch về kinh tế

Kinh phí của quy hoạch đô thị và kinh doanh dựa trên một số khía cạnh nhằm tối ưu hóa chức năng. Các tính năng này phụ thuộc vào phần lớn các thông số về diện tích và mật độ, phạm vi tiếp cận và ý tưởng, khả năng truy cập và khả năng sử dụng cũng như các khía cạnh về môi trường. Để phù hợp với ý tưởng này, cần một thiết kế đột phá, một dự án đề xuất về một thành phố có khả năng kết nối với sự cân bằng mới giữa các phương tiện, môi trường xây dựng, con người và thiên nhiên.

2. Các quận, phường đa chức năng

Khả năng chống chịu của đô thị cần được kết hợp nhiều chức năng, có thể phục vụ hầu hết dân cư, tạo ra chương trình đa dạng.

Một dự án bên sông của San Francisco đã biến khu đất rộng 28 mẫu Anh trở thành khu đô thị hỗn hợp với nhà ở, không gian văn phòng, không gian bán lẻ và không gian mở với mục tiêu tạo nên trung tâm cộng đồng mới.

shutterstock_527724742.jpg Thành phố xanh của tương lai. Hình ảnh © Shutterstock / By Danila Shtantsov

3. Các giải pháp sáng tạo cho hệ thống giao thông thành phố

Cơ sở hạ tầng hiệu quả và hệ thống giao thông công cộng là cốt lõi của một thành phố có khả năng phục hồi. Việc tạo nên kết nối và cải thiện mạng lưới hiện có sẽ giúp tích hợp các phát triển mới. Với những tác động lớn đến môi trường, kinh tế, xã hội, phương tiện lưu thông bằng ô tô ngày càng bị loại bỏ khỏi trung tâm thành phố, thay vào đó sử dụng những phương án giao thông bằng điện mới, giao thông công cộng, cải thiện phương án dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Về việc kết hợp công nghệ tư duy tương lai với các phương thức giao thông công cộng hiện có, UNStudio gần đây đã lên mẫu thiết kế tuyến cáp treo giúp tăng cường khả năng kết nối. Dự án dự kiến sẽ được thực hiện tại Amsterdam vào năm 2025.

4. Môi trường xây dựng bền vững cho thế hệ tương lai

Ở quy mô nhỏ hơn, các nguyên tắc của một môi trường có khả năng phục hồi bao gồm việc sử dụng vật liệu địa phương, tính đa dạng trong hệ thống, sử dụng năng lượng thông minh, tính linh hoạt, độ bền và thiết kế đáp ứng môi trường, lượng khí phát thải carbon thấp, và cuối cùng là khả năng thích ứng với thay đổi. Trên thực tế, nhu cầu tương lai thay đổi nhanh chóng nên cần lập kế hoạch để tạo ra những không gian linh hoạt, phù hợp trong tương lai. Ngày nay, các KTS đang mạo hiểm trong các dự án tái sử dụng thích ứng, được biết đến như một hình thức tiết kiệm năng lượng và mang tính bền vững hiệu quả nhất.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Mô hình thành phố tương lai tại Nhật Bản
  • Những thành phố tương lai: Đông hơn nhưng “xanh” hơn
  • Dự án Thung lũng Seoul – Mũi tên trúng nhiều đích, mở ra một tương lai phát triển cho thành phố

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022