1. Chất tẩy rửa làm sạch

Có nhiều sản phẩm tẩy rửa thải ra một nguồn lớn VOC trong không khí. Kết hợp các sản phẩm lau nhà, như ammoniac và chất tẩy, có thể tạo ra nồng độ ozone có khả năng phá hủy phổi ngay trong nhà. Cho dù bạn không lỡ tay tạo ra phản ứng hóa học nào, ngay trong nước lau nhà cũng thường có chứa những chất tạo mùi gây hại. Để tránh chúng, hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi thơm trong nhà; tạo thói quen dọn dẹp nhà cửa bằng các nguyên liệu tự nhiên như nước, giấm hoặc baking soda.

2. Nến

Nến thơm có khả năng thải ra chất formaldehyde độc ​​hại, rất nguy hiểm. Không chỉ vậy, nến đôi khi có thể là nguồn đáng kể tạo ra các hạt bụi mịn gây ô nhiễm. Hãy thử sử dụng nến sáp ong để thay thế. Khác với nến thơm giải phóng ra dầu thô vào không khí, nến sáp ong rất sạch và trung hòa các chất độc hại trong không khí, đặc biệt là khi được đặt trong những căn phòng nhỏ hẹp.

kk.png
Ảnh minh họa

3. Sản phẩm gỗ nhân tạo

Ván ép, ván dăm và các tấm gỗ nhiều lớp chứa một lượng lớn formaldehyde và chất này bắt đầu được thải ra không khí sau khoảng hai năm kể từ khi sản xuất. Để bảo vệ bạn khỏi loại khí độc hại này, hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm có ít hoặc không có formaldehyde.

4. Lò ga

Ngọn lửa của bếp gas tạo ra khí thải nitơ oxit, và chính quá trình nấu nướng sẽ tạo ra các hạt này. Việc sử dụng bếp gas là không thể tránh khỏi, nên để giảm bớt khí thải, bạn hãy luôn mở cửa sổ khi nấu ăn. Quạt thông gió cũng là vật dụng cần phải có trong mỗi gian bếp. Nhà bếp luôn phải thông gió để không khí xấu không bị giữ lại trong nhà bạn.

5. Thiết bị làm mát không khí

Máy làm mát không khí có thể thải ra hơn 100 loại hóa chất khác nhau có hại cho sức khỏe. Thay vì sử dụng máy làm mát không khí để có mùi dễ chịu, hãy thử để cửa sổ mở trong ngày và bật quạt.

6. Máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm rất nguy hiểm nếu được sử dụng quá nhiều. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thở của bạn. Độ ẩm an toàn khi sử dụng máy là dưới 50%. Mức ẩm này sẽ không chỉ bảo vệ làn da của bạn mà còn giảm nguy cơ ô nhiễm.

7. Bình xịt

Các vật dụng trong gia đình như bình xịt đóng góp gần 50% lượng khí thải VOC ngoài trời ở các thành phố. Các sản phẩm bình xịt trong gia đình không chỉ làm ô nhiễm không khí trong nhà mà còn góp phần gây ô nhiễm môi trường bên ngoài. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng bình xịt.

8. Đá hoa cương

Mặt bàn bằng đá hoa cương (granite) tạo ra radon - một loại khí phóng xạ tự nhiên. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng đá granit trong nhà không có hại, vì nguồn chính của khí radon là các vết nứt trên tường và các khu vực khác. Bộ kiểm tra radon bán trên thị trường sẽ giúp phát hiện xem ngôi nhà của bạn có radon hay không. Nếu kết quả là có, trước tiên hãy sửa chữa những chỗ nứt trong nhà thay vì thay đá granit.

9. Sơn

Nhiều gia đình có xu hướng tích trữ những thùng sơn còn lại hoặc gần hết trong kho để tái sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, chúng có thể thải ra khí VOC, gây ra các vấn đề về chất lượng không khí, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của chúng ta. Khi làm nhà, bạn cũng nên chú ý sử dụng các loại sơn có hàm lượng VOC thấp.

kk1.png
Ảnh minh họa

10. Đồ dùng nhà bếp tiện lợi

Các loại chảo, nồi chống dính thường được ví như vị cứu tinh của các bà nội trợ bận rộn, bởi dễ nấu, dễ rửa. Tuy nhiên, polytetrafluoroethylene – loại hóa chất sử dụng trong các sản phẩm chống dính lại rất độc. Ngoài ra, đồ chống dính còn được phát hiện có liên quan tới bệnh béo phì, các bệnh về tuyến giáp và tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, nếu đang dùng đồ chống dính, bạn cũng không phải quá lo sợ. Khi bắt đầu thấy chúng bị xước, hãy thay thế bằng các sản phẩm được làm từ thép không gỉ, gang hoặc đá.

11. Thảm

Vào mùa đông, thảm đem lại cảm giác ấm áp và thoải mái, nhưng nó lại là lựa chọn không tốt nếu xét về khía cạnh chất lượng không khí trong nhà. Bởi lẽ thảm là nơi lưu trữ bụi, tóc, lông động vật, khiến các thành viên trong gia đình dễ bị hen và dị ứng. Một số thảm cũng sản sinh ra chất độc VOC.

12. Nước hoa

Với nhiều người, việc dùng nước hoa gần như trở thành một nghi thức thường nhật, nhưng ít ai biết rằng phần lớn loại nước hoa và dầu thơm nhân tạo khác đều có chứa chất độc hại, và thẩm thấu vào người qua da và phổi. Thay vì từ bỏ sở thích cũng như thói quen làm đẹp, bạn hãy tìm kiếm những sản phẩm nước hoa an toàn. Điều này áp dụng cho cả những sản phẩm chăm sóc cơ thể có mùi thơm khác như dầu gội, sữa tắm,… Hãy tránh xa những sản phẩm mà thành phần có ghi “parfum” hay “fragrance”./.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022