Trong “hôn nhân ghép” có một nguyên tắc: nam không đưa sính lễ, nữ không đưa của hồi môn, cuộc sống thường ngày là chia đều nhau. Trong thời gian sinh con, phía đàn ông chịu mọi chi tiêu và chi phí dinh dưỡng cho người phụ nữ.

Sau khi sinh con, chi phí chia đều nhau, việc nhà chia đều nhau, và chăm sóc con cái cũng chia đều nhau. Về phần cha mẹ hai bên, đương nhiên là bên nào tự lo cho bên ấy.

binh-hon.png

Phải nói rằng một bộ phận giới trẻ Trung Quốc ngày nay rất chịu chơi, dám thử thách, phá vỡ những quan niệm hôn nhân truyền thống trong lịch sử, không ngừng đổi mới, khám phá những con đường mới và tìm kiếm những sự kích thích và hôn nhân ghép là một hiện tượng.

Hiện tượng “bính hôn” này xuất hiện ở các thành phố lớn, và nó đang dần lan rộng ở một số đô thị cấp ba và cấp bốn. Nam lớn lấy vợ, nữ lớn lấy chồng. Về logic, hôn nhân là một sự kiện hạnh phúc, mới nghe có vẻ kiểu “bính hôn” có gì đó không đáng tin cậy? Vậy ghép như thế nào? Nếu ghép những cô dâu chú rể lại ở với nhau, làm sao có thể tạo nên các cuộc hôn nhân tốt đẹp?

Mô hình “bính hôn” tự do sống ghép này rất phù hợp với giới trẻ hiện nay nên ngày càng có nhiều người bắt đầu thực hành và cảm thấy đây là xu hướng mới rất phù hợp với cuộc sống của họ.

Xin tóm tắt sơ bộ những đặc điểm của “bính hôn”: Đầu tiên là hủy bỏ mức giá cô dâu (tiền sính lễ) cao ngất trời. Rất nhiều gia đình không còn phải lo lắng con trai không lấy được vợ, nhất là những gia đình đông con trai, cuối cùng không còn phải lo lắng nữa.

“Bính hôn” là một loại quan hệ, hơi giống như yêu nhau. Nó hoàn toàn tuân theo ý muốn cá nhân của các bên, sống chung được với nhau thì sống, không thì thôi, không có quá nhiều luật lệ, quy định.

Thứ hai, không cần phải vay thế chấp mua nhà. Nếu phía cô gái có nhà thì có thể cho người con trai đến ở. Tương tự, nếu người đàn ông có nhà thì người phụ nữ cũng có thể sử dụng là nơi ở chung mà không cần so đo tính toán, vả lại hầu hết giới trẻ ngày nay đều đang làm việc chăm chỉ ở bên ngoài.

Họ quanh năm không về nhà và phần lớn là thuê nhà gần nơi làm việc. Việc có nhà hay không không quan trọng, không ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Thay vì dành nửa cuộc đời cho một ngôi nhà, họ thà không kết hôn chứ không chịu làm nô lệ cho nhà nên cả nam và nữ đều đồng tình với cách sống này.

Thứ ba, “bính hôn” giải quyết vấn đề lấy họ. Nếu chỉ có một con, có thể lấy họ mẹ hoặc họ cha tùy ý.

Thứ tư, có thể tiết kiệm tiền. Trong quan hệ hôn nhân truyền thống, tài sản chung của vợ chồng có thể do một bên quản lý, chi tiêu. Có người tiêu hoang và không biết cách tiết kiệm. Nhưng “bính hôn” thì khác.

Tất nhiên, những khoản chi này đều được tính toán kỹ lưỡng. Toàn bộ số tiền bỏ ra đều được sử dụng một cách khôn ngoan, có thể nói không hề có chuyện tiêu hoang, lãng phí.

Thứ năm còn đáng lưu ý hơn nữa, điểm tốt nhất của “bính hôn” là không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau. Mỗi người đều có mối quan hệ xã hội của riêng và không ai can thiệp vào cuộc sống riêng của nhau.

Ở nhà là người thân, nhưng khi ra khỏi cửa, họ như không quen biết và không có quyền kiểm soát nhau, đó là sự thỏa thuận từ trước. Xem ra cũng đỡ được rất nhiều phiền toái, không còn rắc rối giữa vợ chồng, cũng không có những mâu thuẫn do phỏng đoán mà ra.

Phóng viên The Paper đã gặp gỡ, phỏng vấn nhiều người về vấn đề này và nhận được những ý kiến rất khác nhau. Tiểu Lâm, nữ, gene Z: “Tôi không đồng ý “bính hôn”, tình cảm là tình cảm, cần trong sáng. Tiền đề của hôn nhân là tình yêu, nếu chỉ ghép đôi để sống thì sống một mình thoải mái hơn.

Nếu người phụ nữ chỉ được hỗ trợ về vật chất mà không có chỗ dựa về tinh thần trong quá trình mang thai và sinh nở thì chứng trầm cảm sau sinh sẽ thường xuyên xảy ra. “Bính hôn” chỉ phù hợp với những người không quan tâm đến cảm xúc”.

Tiểu Lưu, nữ, 8X: “Tôi không tán thành “bính hôn”. Trong cuộc hôn nhân kiểu “bính hôn”, người phụ nữ phải tự chịu rủi ro khi sinh con, khó xác định thiệt hại và đòi bồi thường. Cũng khó xác định liệu hai bên có nghĩa vụ hỗ trợ và chăm sóc phù hợp hay không”.

Tiểu Kiều, nam, 8X: “Tôi không tán thành “bính hôn”; đó là lừa dối chính mình và người khác. Hôn nhân kiểu này không được pháp luật bảo vệ và sẽ không được cha mẹ chấp nhận. Khi xuất hiện vấn đề trong mối quan hệ, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề hơn. Nếu có con và không thể giải thích tình hình với con, sẽ làm tổn thương tình cảm của con”.

Tiểu Tùng, nam, 9X: “Tôi tán thành “bính hôn”, như thế sống tự do thoải mái hơn. Công việc vất vả, nhiều áp lực, tôi không muốn bị một cuộc hôn nhân trói buộc, tôi muốn tận hưởng cuộc sống tự do sẽ không được lợi từ cuộc sống hôn nhân”.

Điều muốn nói là, kiểu hôn nhân sống ghép này có thực sự tốt không? Về cảm giác không giống như một cặp vợ chồng, nhưng lại dường như có thể giải quyết được nhiều mâu thuẫn giữa cặp vợ chồng.

Nhưng nhiều người không đồng tình với mô hình “bính hôn” này, nó có vẻ quá đơn giản. Dường như cả hai bên đều không có ý thức trách nhiệm với nhau và với gia đình. Nếu như vậy thì xã hội sẽ hỗn loạn! Họ mong giới trẻ nhận ra rằng mô hình hôn nhân kiểu này không bền vững lâu dài, hãy sống ổn định để cha mẹ yên tâm.

bo-me.jpg?width=150Yêu
Giữ tiền hay đưa cho con cái, câu trả lời của ông lão 75 tuổi gây xúc động

Theo Tiền Phong

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022