u27249152731501196281fm253app13-17265479733221885151465-172-0-485-500-crop-17265479789901335242797-1726627048674-1726627048797621293267.jpg

Câu chuyện của anh Trương (32 tuổi) chia sẻ trên MXH Toutiao (Trung Quốc) đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Tôi làm việc ở công ty này được 5 năm. Mỗi ngày tôi đều làm việc chăm chỉ, hiệu suất ổn định nhưng ngần đó thời gian mà vị trí vẫn giậm chân tại chỗ, không nhích được thêm bước nào trong khi các đồng nghiệp đều đã được thăng chức.

Sau khi tham khảo ý kiến một tiền bối thân thiết, anh ấy đã nói với tôi: “Về cơ bản, logic của việc thăng tiến trong công việc ngoài khả năng làm việc còn có mối quan hệ lợi ích. Vì vậy cậu nên giữ mối quan hệ tốt với lãnh đạo, vừa thể hiện thái độ sẵn sàng làm việc, vừa tạo cảm giác gần gũi”.

Nhưng thật không may cho tôi, ban lãnh đạo của đơn vị mới có sự thay đổi. Người sếp mà tôi biết rõ bấy lâu đã được thuyên chuyển và thay thế bằng một lãnh đạo mới. Tôi thậm chí còn không biết nhà của người đó ở đâu, muốn tặng quà cũng không biết họ thích gì để mua. Sau đó với sự hướng dẫn của tiền bối, tôi và vợ mua quà, chuẩn bị đến thăm sếp nhân dịp Tết Trung thu.

u35919139264062134973fm253app13-17265478146941212170400-1726627049393-17266270495222092887719.jpg

(Ảnh minh hoạ)

Hôm đó, tôi mang đến một hộp bánh Trung thu và giỏ hoa quả bình thường, không có phong bì hay gì khác. Sếp cũng đón tiếp tôi với thái độ niềm nở và thân tình, cả 2 chủ yếu nói về công việc và tình hình công ty. Nhân cơ hội này, tôi cũng tâm sự thêm và mong ban lãnh đạo mới sẽ cho mình thêm nhiều cơ hội để phát triển. Đáp lại, sếp vui vẻ nói: “Tôi cũng tìm hiểu sơ qua một số vấn đề cả anh. Anh cứ làm tốt công việc của mình, việc tương lai cứ để ban lãnh đạo sắp xếp”.

Sau khi nhìn qua món quà không thấy gì mờ ám, sếp mới nhận quà và tặng lại cho tôi một hộp trà. Tôi từ chối theo thói quen nhưng sếp tỏ vẻ không vui: “Anh đến thăm tôi, tôi rất biết ơn. Tôi đã nhận quà của anh, dĩ nhiên cũng phải đáp lễ. Đây là phép lịch sự, nếu anh không nhận nó thì cầm quà của mình về đi” . Không còn cách nào khác, tôi đành nhận hộp trà và ra về.

Về đến nhà, vợ tôi háo hức xem món quà xong bỗng mặt biến sắc: “Thôi xong. Anh chuẩn bị tinh thần đi xin việc khác đi là vừa”. Tôi còn chưa hiểu mô tê gì thì cô ấy nói tiếp: “Anh xem sếp của anh đối xử với nhân viên đi, thấy anh tặng quà bình thường liền đáp lễ bằng một hộp trà sản xuất từ 5 năm trước. Như thế có phải là vừa keo kiệt vừa coi thường nhân viên không?”.

Tôi cầm hộp trà nhìn kỹ thì thấy ngày sản xuất của nó đã từ 5 năm trước mà chẳng phải trà thì chỉ có hạn sử dụng tối đa là 2-3 năm hay sao? Tôi giận tím người cho rằng sếp đã không tôn trọng mình, rằng ông ấy “vừa đá bóng vừa thổi còi”, tặng trà hết hạn cho tôi mà lại nói đó là có đi có lại.

Khoảng 2 tháng sau, công ty tôi nhận được một dự án quan trọng, có nhiều người cùng mong muốn giành được vị trí trưởng nhóm nên ai nấy đều nỗ lực thể hiện. Dù sau vụ quà Trung thu, tôi không còn hy vọng gì nữa nhưng vẫn cố gắng hết mình vì hứng thú với dự án này. Cuối cùng, tôi đã được trao vị trí trưởng nhóm sau buổi họp trình bày phương án, khiến nhiều người bất ngờ.

Kết thúc buổi họp, tôi đã nán lại cảm ơn sếp nhưng ông xua tay: “Không có ơn huệ gì ở đây cả, cậu chứng minh được năng lực và thuyết phục được ban lãnh đạo chứ không chỉ mình tôi. Tiếp tục phát huy nhé!”.

Tôi đem chuyện này kể với người tiền bối đã tư vấn cho mình trước đó. Tôi cũng không quên kể thêm về hộp trà hết hạn sử dụng. Nghe xong, người này nhìn tôi với biểu cảm không nói nên lời, ông mắng: “Hai người thật là lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử. Quà đáp lễ của sếp cậu chắc chắn là loại trà cổ, càng để lâu càng thơm ngon và quý giá hơn nhiều so với món quà cậu tặng” . Hoá ra vợ chồng tôi là những kẻ nông cạn, đã hiểu lầm sếp bấy lâu.

u37825150843398947193fm253app12-17265478146771383176992-1726627049974-17266270501601926290467.jpg

(Ảnh minh hoạ)

Nhưng từ câu chuyện của mình, tôi cũng đã có thêm những bài học quý báu.

Đầu tiên, nơi làm việc giống như một xã hội thu nhỏ, có thể nhìn thấy rõ sự tinh tế và những đạo lý đối nhân xử thế. Sếp thấy tôi tặng những món quà bình thường nên mới dám nhận và tặng quà ngược lại cho tôi, biến hành vi tặng quà là một hành động có đi có lại. Nếu sếp từ chối thì đồng nghĩa với làm sứt mẻ mối quan hệ nhưng hành động của sếp cho thấy đây là lãnh đạo thận trọng, tinh tế trong xử lý công việc.

Tiếp theo, nơi làm việc giống như kinh doanh, đều phải đầu tư đúng chỗ. Sếp đáp lễ bằng một món quà quý hơn, một mặt họ không cần những thứ đó, mặt khác họ cũng muốn mắc nợ bất kỳ ai. Nếu cấp dưới muốn “đầu tư” cho lãnh đạo thì lãnh đạo cũng muốn “đầu tư” cho nhân viên, để họ nỗ lực làm việc hơn.

Cuối cùng, người lãnh đạo tốt là người bổ nhiệm mọi người dựa trên năng lực làm việc, không phải vì mối quan hệ với sếp. Sau khi biết chuyện tôi bị “đì” vì không quà cáp cho cấp trên, sếp đã chấn chỉnh lại công tác tuyển dụng và ra quy định liên quan đến việc đãi khách - tặng quà, khiến môi trường làm việc trong sạch hơn. Hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người sếp như vậy!

(Nguồn: 163)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022