Bài viết của ông Chen Lifeng, 68 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) khiến nhiều người không khỏi xót xa!

***

Tên tôi là Chen Lifeng, tôi là nhân viên nhà máy điện đã nghỉ hưu. Lương hưu hàng tháng của tôi là 7.500 nhân dân tệ (khoảng 26 triệu đồng). Vợ tôi mất vì biến chứng do bệnh tiểu đường cách đây 5 năm. Năm đầu tiên sau khi vợ qua đời, tôi rất buồn và khó chịu.

Vợ tôi là giảng viên một trường Đại học. Cô ấy sinh ra trong một gia đình nông thôn, tuy không phải là mỹ nhân quá xuất sắc nhưng cô ấy có hình thức rất ưa nhìn. Chúng tôi đã yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Không lâu sau, chúng tôi kết hôn và sống bên nhau hạnh phúc, có với nhau 2 người con.

Trải qua hàng chục năm thăng trầm, chúng ta luôn hỗ trợ nhau trước khó khăn. Tuy nhiên, tôi không ngờ rằng chỉ vài năm sau khi tận hưởng cuộc sống hưu trí, vợ lại rời bỏ thế giới, đi trước tôi một bước.

capturefgfg-1726565272677863430084-1726626659056-1726626659618265763488.png

(Ảnh minh hoạ)

Làm quen với cuộc sống thiếu vắng bạn đời

Người ta nói rằng con người sống trên đời này đau khổ nhất sau khi người thân qua đời. Tôi thực sự cảm nhận được câu nói này. Trong năm đầu tiên sau khi vợ tôi qua đời, tôi thậm chí còn có ý định đi theo cô ấy. Nhưng rồi tôi nghĩ đến con gái tôi, mới ly hôn và đã gần 40 tuổi mà vẫn cô đơn. Nếu tôi đến gặp vợ thì không biết sẽ phải giải thích thế nào. Tôi phải sống để thấy con gái yên bề gia thất đã.

Một năm sau khi vợ qua đời, cuối cùng tôi cũng thích nghi được với cuộc sống không có vợ. Tôi kết giao với nhiều bạn mới và cũng thường đi gặp gỡ bạn cũ. Chúng tôi sẽ cùng nhau câu cá, đánh cờ, leo núi,... Tuy có chút mệt nhưng được vận động và cười nói khiến tôi bớt ủ dột. Thỉnh thoảng tôi và một vài người bạn cũ tổ chức những chuyến đi cùng nhau.

Nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống kiểu này. Người già thực sự không có nhiều sức lực để tham gia các cuộc vui. Tôi thấy, ở nhà cũng là một lựa chọn tốt. Về con cái, tôi không có yêu cầu nhiều, chỉ cần các con sống tốt cũng là thể hiện lòng hiếu thảo.

capturebsdfgb-1726565257297172981733-1726626660153-1726626660432770846147.png

(Ảnh minh hoạ)

Đến năm thứ ba sau khi vợ mất, con cái ít gọi điện cho tôi và tôi cảm thấy cô đơn hơn. Mỗi khi tôi gọi cho các con, tôi thấy con đều miễn cưỡng nghe máy và thường viện lý do bận công việc nên ít về quê.

Giờ sức khoẻ tôi cũng không còn tốt như trước. Tôi thường cảm thấy tức ngực và khó thở vào lúc nửa đêm, thậm chí có thể không thở được. Dù ốm yếu nhưng tôi ngại chia sẻ với các con. Tôi nghĩ, các con cũng có cuộc sống riêng, đâu thể bắt con ở bên chăm sóc.

Điều con người sợ hãi không phải là cái chết mà là nỗi đau mà họ phải chịu đựng trước khi chết. Những vấn đề cũ này của tôi ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong vài năm qua. Nó thường khiến tôi đau đến mức không muốn ăn. Lúc này tôi nhớ vợ lắm. Khi cô ấy ở đây, cô ấy sẽ chuẩn bị bữa cơm cho tôi, ân cần nhắc tôi uống thuốc.

Cuộc sống mệt mỏi ở viện dưỡng lão và khi thuê người giúp việc

Cuối cùng không chịu được cô đơn nên tôi quyết định tới ở viện dưỡng lão. Nơi ở mới của tôi khá đẹp, nằm trong vùng núi với rừng cây bất tận, không khí trong lành. Xung quanh không có nhiều xe cộ nên đây là một nơi tương đối yên tĩnh. Nơi này quả thực phù hợp với tôi.

Mặc dù chi phí năm nay gần bằng toàn bộ lương hưu hàng năm của tôi nhưng số tiền đó vẫn được chi tiêu đúng mức. Ban đầu tôi không để ý nhiều đến nó, tôi nghĩ chỗ ở khá thoải mái và đồ ăn khá ngon. Nhưng dần dần tôi nhận thấy ở đây có nhiều vấn đề.

Đầu tiên, tôi nhận thấy thái độ phục vụ của họ lúc đầu rất tốt, tuy nhiên càng về sau càng kém. Hàng ngày, sau khi dọn dẹp phòng giống như phòng khách sạn, họ lại biến mất. Không ai nói chuyện với bạn, không ai trả lời khi bạn gọi - nếu khong phải trường hợp khẩn cấp. Đôi lần tôi khó thở vào ban đêm, muốn được đến viện nhưng tôi gọi cũng không ai trả lời. Nhiệm vụ của họ dường như là cung cấp một nơi ở và ba bữa ăn một ngày.

Mỗi ngày ở đây đều khiến tôi hối hận. Ngoài ra, ở đây còn có một hạn chế nữa, đó là nơi này thực sự rất xa thành phố. Nếu bạn muốn mua một thứ gì đó ở trung tâm thành phố, bạn phải đi một chặng đường dài mới mua được. Thế là sau 11 tháng ở đây, cuối cùng tôi không thể chịu nổi nữa và trở về nhà.

capturefgbnfg-17265652628841558490426-1726626660969-17266266611062096349546.png

(Ảnh minh hoạ)

Sau khi về nhà, tôi nghĩ không nơi đâu bằng nhà mình nên tôi sẽ ở nhà và thuê người giúp việc chăm sóc. Mất thời gian dài, tôi mới tìm được giúp việc là một người phụ nữ trung niên. Cô ấy có vẻ là người sạch sẽ, gọn gàng, nhanh nhẹn. Nhưng khi đưa cô ấy về nhà và mời cô ấy đi thử việc, tôi mới thấy tốc độ làm việc của cô ấy không nhanh bằng tôi.

Không chỉ vậy, dù là dọn dẹp nhà cửa hay giặt giũ, công việc của cô đều không được sạch sẽ cho lắm. Thế là chỉ sau một ngày, tôi đã báo lên trung tâm môi giới việc làm. Sau đó tôi tìm được một phụ nữ trẻ khoảng 30 tuổi để thử việc. Đúng như dự đoán, cô ấy còn trẻ và làm việc rất hiệu quả nên tôi ngay lập tức quyết định thuê cô ấy lâu dài.

Nhưng chỉ sau nửa năm, tôi phát hiện tiền của tôi thường "không cánh mà bay". Đó chỉ là số tiền lẻ nhưng biến mất một cách bí mật. Lúc đầu tôi tưởng mình đã đánh mất nó. Nhưng sau đó tận mắt chứng kiến cô ấy đặt số tiền tôi để trên bàn rồi nhét vào túi, tôi đã thất vọng. Cuối cùng, tôi cho cô gái trẻ nghỉ việc.

Thời gian sau, có vài người đến thử việc nhưng kết quả đều không như ý. Tiếp tục tìm kiếm như thế này khiến tôi càng cảm thấy khó chịu hơn.

***

Sau khi con trai tôi biết được hoàn cảnh, tâm trạng của tôi, con dự định sẽ đưa tôi sang Đức sống. Nhưng là một ông già đã sống phần lớn cuộc đời ở Trung Quốc, liệu tôi có thể thích nghi được với nước Đức không? tôi không biết tiếng Đức nên sẽ rất khó thích nghi.

Tôi quyết định đến Thượng Hải ở con gái. Nhưng tôi không chịu được cảnh thấy con "đầu tắt mặt tối" đi làm, tối còn phục vụ tôi. Cuối cùng, để không gây phiền hà cho con, tôi lại trở về quê gặm nhấm nỗi cô đơn.

Ai cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp trong những năm tháng cuối đời. Đó thực sự không phải là thứ bạn có thể có được chỉ bằng cách có nhà, tiền và con cái.

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022