Bố mẹ luôn cố gắng thỏa mãn mọi mong muốn của Phượng. Trái ngược với những cuộc ly hôn và ly tán thường xảy ra ở các gia đình khác, họ luôn duy trì mối quan hệ bền chặt. Lớn lên trong một gia đình ổn định, đầy tình yêu thương, Phượng mặc định trở thành một người hạnh phúc.

Nhưng chính cô cũng không ngờ, cuộc hôn nhân tốt đẹp của bố mẹ đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình yêu của mình. Nghe thật vô lý! Làm sao một cuộc hôn nhân tốt đẹp giữa 2 người lại có thể hủy hoại tình yêu của con cái họ?

Bố mẹ Phượng đã rất vui vẻ bên nhau. Họ không chỉ là vợ chồng mà còn là bạn tâm giao. Phượng lớn lên khi quan sát những tương tác của họ và nghĩ rằng thật tuyệt làm sao khi bố mẹ vẫn hạnh phúc bên nhau và vẫn giữ thói quen nắm tay nhau.

Nhưng thật ra, mối quan hệ bền chặt của họ đã cho Phượng những kỳ vọng không thực tế về việc tìm kiếm người bạn đời của chính mình. Khi Phượng 21 tuổi, mẹ phải nằm viện. Mẹ nói với Phượng: “Con sẽ là người phụ nữ may mắn nhất nếu con có thể tìm được một người đàn ông như bố”.

hnhp.PNG

Lúc đầu, Phượng nói: “Mẹ đang lo lắng cho con đúng không ạ?”. Nhưng sau đó, Phượng hiểu ra ý của mẹ. Bà muốn Phượng nên tìm một người đàn ông đối xử với cô như cách mà bố đã đối xử với mẹ. Một người đàn ông sẵn sàng bảo vệ, sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì vì hạnh phúc của Phượng. Điều đó nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng Phượng không biết đến khi nào mình mới tìm được một người đàn ông như vậy.

Sau một vài cuộc hẹn hò thất bại, Phượng đã cố gắng tìm một người đàn ông giống như bố. Cô quyết tâm đến mức chấp nhận gặp gỡ một người đàn ông chỉ vì anh ấy cùng quê với bố mình.

Một lần khác, Phượng hẹn hò với người đàn ông làm nghề giống bố mình,... Cũng có khi là một người có những sở thích giống hệt bố mình. Nhưng rốt cuộc, không một ai trong số họ phù hợp với cô. Kể cả nếu có một người như vậy, cô cũng đã bở lỡ vì quá tập trung vào một người đàn ông hoàn hảo như bố mình.

Nhiều khi Phượng thấy mình nực cười vì cố gắng bắt chước bố mẹ, muốn cuộc hôn nhân của mình cũng phải viên mãn như họ. Phượng muốn nhận được những lời khen ngợi của họ. Phượng không chịu nhận ra, mình khác với họ và có thể sẽ không đạt được thành tích giống như họ.

Đôi khi sự gắn kết của bố mẹ khiến đứa con một như Phượng cảm thấy mình là kẻ thứ ba làm phiền họ. Hồi nhỏ, Phượng phát hiện bố mẹ có một thứ ngôn ngữ gần như bí mật về những câu chuyện cười mà cô không thể nào hiểu được. Cô đã cố gắng tạo ra những trò đùa của riêng mình, nhưng họ không phản ứng gì. Cả hai dường như bận tâm đến việc duy trì thế giới của riêng mình hơn là tương tác với con gái.

Phượng từng rất sốc. Làm sao họ có thể phớt lờ mình như vậy? Đáng lẽ cô cần phải có sự chú ý của họ bất cứ khi nào cô cần. Phượng đã ném vài thứ xuống sàn nhà rồi vùng vằng đi vào phòng riêng để hờn dỗi một mình. Bố mẹ có thể đã ưu tiên mối quan hệ của họ với nhau hơn mối quan hệ của họ với con gái. Và điều đó khiến Phượng lo sợ rằng mình sẽ không bao giờ có được cuộc hôn nhân như họ.

Có lẽ một ngày nào đó Phượng sẽ gặp được tình yêu của đời mình và sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cô sẽ học cách đấu tranh công bằng và đặt đôi giày của mình vào đúng vị trí của chúng. Cô sẽ cố gắng tập trung vào những phẩm chất thực sự tạo nên người bạn đời tốt nhất cho mình. Và cô sẽ ngừng theo đuổi sự hoàn hảo. Bởi vì cô không cần một người hoàn hảo. Cô chỉ cần một người có những điểm không hoàn hảo phù hợp với mình.

2.jpeg?width=150Yêu
Cuộc hôn nhân cho thấy phụ nữ đang chịu đựng mệt mỏi, dễ ly hôn

Theo Giáo dục và Thời đại

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022