Chúng ta giao tiếp với nhau, tính cách luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, lòng người rất phức tạp và khó đoán, có người lại còn giỏi giả vờ ngụy trang.
Nếu không biết cách nhận biết tính cách và nhân phẩm của một người, bạn có thể sẽ bị lừa dối và đau khổ rất nhiều.
Vậy làm sao để nhìn thấu lòng người? Nghe thì khó, nhưng nếu biết quan sát đúng thời điểm, chân tướng của đối phương sẽ lộ diện:
Người xưa nhắc: Muốn biết lòng người rộng - hẹp, nông - sâu thế nào cứ nhìn vào 2 điểm này là rõ
1. Khi tức giận
Người ta thường nói: "Thái độ của một người khi tức giận thường là phản ứng chân thật nhất của họ đối với thế giới."
Đúng là khi một người có tâm trạng tốt thì ai cũng có thể vui vẻ, chỉ khi cảm xúc phấn khích hoặc suy sụp thì phần tối thật nhất mới bộc lộ.
Có câu chuyện thế này:
Một người đàn ông bình thường nói gì làm gì cũng luôn khiến người xung quanh cảm thấy thoải mái.
Nhưng rồi một lần, trong bữa tiệc tối ở nhà hàng, anh đã tỏ tình với cô gái mình thích trước mặt nhiều người nhưng bị từ chối. Lúc đó, người đàn ông tức giận vứt bó hoa trên tay, chửi bới rồi bước ra ngoài. Vì đi quá nhanh nên anh đã tông vào nhân viên phục vụ đang đi tới.
Người đàn ông không những không xin lỗi mà còn chửi bới nhân viên, giọng điệu vô cùng khó chịu, ai nghe cũng chướng tai.
Nhìn thấy cảnh đó, cô gái không khỏi hoảng sợ, đồng thời cũng mừng thầm trong lòng vì đã mạnh dạn từ chối người đàn ông này.
Tính cách và sự chịu đựng thực sự của một người được ẩn giấu trong cảm xúc. Người có phẩm cách đạo đức tốt sẽ biết kiềm chế cảm xúc của mình, dù dễ xúc động cũng sẽ không làm liên lụy những người xung quanh. Chỉ những người ích kỷ và hẹp hòi mới trút hết sự nóng nảy lên người khác khi họ tức giận.
2. Thái độ của người ta trước lợi ích
Có một câu nói rất thực tế, là bộ mặt thật của một người chỉ lộ ra khi tranh chấp lợi ích. Bình thường, bạn và có họ có thể là bạn tốt, đối tác tốt, thậm chí anh chị em, thân thiết. Nhưng khi xung đột, mâu thuẫn vì lợi ích, ai cũng bộc lộ bộ mặt xấu của bản thân.
Người xưa nhắc: Muốn biết lòng người rộng - hẹp, nông - sâu thế nào cứ nhìn vào 2 điểm này là rõ
Một số người có thể chống lại nhau vì lợi nhuận; một số người có thể hủy hoại lương tâm vì lợi nhuận. Và họ không còn quan tâm đếntình thâncũng chỉ vì lợi nhuận. Một người có thể bộc lộ những mặt xấu nhất của bản chất con người cũng vì lợi nhuận.
Có hai ông chủ, một người vì lợi nhuận mà sản xuất ra sản phẩm làm hại sức khỏe người tiêu dùng. Một người thì tận tâm, coi chất lượng sản phẩm xếp trên lợi nhuận. Kết quả là sản phẩm của ông chủ đầu tiên gặp gây tai tiếng, làm hại người tiêu dùng và bị chỉ trích, cuối cùng nhà máy cũng bị ảnh hưởng và phá sản. Ông chủ thứ hai vững vàng cùng doanh nghiệp của mình.
Ở một góc độ khác, chữ lợi ích còn là sự phản ánh xem một người có tầm nhìn xa hay không. Nếu anh ta đánh mất lương tâm của mình chỉ vì lợi ích trước mắt, anh ta là một kẻ ngu ngốc, không có tầm nhìn. Kiên trì vì lợi ích lâu dài là hành động nhìn xa trông rộng và nhân văn.
Tinh mắt hơn để nhìn thấu lòng người trong những khoảnh khắc này, cuộc sống của bạn mới bớt bị bủa vây bởi thị phi, sàng lọc quan hệ để tiết kiệm thời gian và tâm sức.