Đó là trường hợp của ông Châu (53 tuổi, Trùng Dương, Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Ông nhập viện trong tình trạng khó thở trầm trọng. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết, nửa trên hai lá phổi của bệnh nhân đã gần như thối rữa.

Được biết, ông Châu là một thợ mộc. Vì thường làm việc đến tận nửa đêm nên để giữ tinh thần tỉnh táo, ông thường hút thuốc. Ban đầu chỉ một, hai gói mỗi ngày nhưng càng lúc số lượng thuốc lá ông sửa dụng mỗi ngày càng tăng lên. Cuối cùng, ông hút đến 10 bao thuốc mỗi ngày mới có thể thoả mãn.

-1701853972055800884198.jpg

Ông Châu khi điều trị tại bệnh viện (Ảnh: Bệnh viện Phổi Vũ Hán)

Khi nghe lời kể của ông Châu, các bác sĩ đã không khỏi sửng sốt và tính toán, tốc độ nhanh nhất để hút một điếu thuốc là 3 phút, để hút 200 điếu thuốc mỗi ngày, ông Châu sẽ phải dành ra 600 phút - tương đương với 10 giờ. Nói cách khác, ông Châu hầu hết hút thuốc mọi thời điểm trong ngày từ khi thức giấc. Gia đình bệnh nhân cũng xác định điều này và cho biết ông hút khoảng 6 gói thuốc lá vào ban ngày và 4 gói vào ban đêm.

“Lúc đầu, tôi cảm thấy thực sự sảng khoái và không cảm khó chịu gì. Nhưng dần tôi nhận ra mình rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, thường xuyên bị sốt, ho, tức ngực. Vài năm trở lại đây bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn." - Ông Châu chia sẻ.

-1701854010295446767721.jpg

Ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện Phổi Vũ Hán)

Bác sĩ Kim Vũ phân tích nguyên nhân khiến phổi của ông Châu tổn thương nghiêm trọng là do hút thuốc trong thời gian dài và dần dẫn đến nhiễm trùng lao.

Hiện tại, ông Châu đã hoàn toàn cai thuốc lá. Bác sĩ cho biết, sau khi dùng thuốc chống lao, chống nhiễm trùng và các phương pháp điều trị khác, phổi của bệnh nhân đã được cải thiện nhưng dù vậy cũng không thể quay trạng thái ban đầu và những tổn thương chức năng phổi chắc chắn không thể phục hồi. Ngay cả sau khi xuất viện, phổi của ông Châu cũng không thể chịu đựng được những công việc phải dùng nhiều thể lực.

Tác hại của thuốc lá đối với cơ thể

Theo NIH, hút thuốc lá gây hại cho hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Ngoài nicotine, trong khói thuốc lá chứa ít nhất 69 hoá chất gây ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung ở những người hút thuốc cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Đặc biệt những người nghiện thuốc lá nựng có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần.

1. Tăng nguy cơ gây ung thư

Đứng đầu trong số các bệnh ung thư do thuốc lá là ung thư phổi. Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 5 đến 10 lần và nguy cơ cao hơn ở những người nghiện thuốc lá nặng. Ngoài ra, hút thuốc cũng có liên quan đến ung thư miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, tuyến tuỵ.... cũng như bệnh tuỷ cấp tính.

2. Các bệnh liên quan về phổi

photo-1-1701857348940664359653.jpg

Ngoài ung thư, hút thuốc còn gây ra các bệnh về phổi như viêm phế quản mãn tính và khí thũng. Đồng thời, đây cũng được coi là nguyên nhân gây trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn ở người lớn và trẻ em.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Một vài số liệu thống kê cho thấy, việc bỏ hút thuốc có thể sửa chữa một số tổn thương phổi do khói thuốc gây ra theo thời gian. Tuy nhiên, khi COPD phát triển thì không thể hồi phục được.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hút thuốc cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm đột quỵ, đau tim, bệnh mạch máu và chứng phình động mạch. Những chất độc hại có trong thuốc là sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh tim mạch vành sau phẫu thuật và tăng tỷ lệ phình động mạch chủ bụng lên gấp 5 lần

Ngoài ra, hút thuốc cũng liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm, tăng huyết áp, tiểu đường và suy giảm chức năng miễn dịch, đông máu.

4. Tổn thương da

Tuần hoàn máu kém do tổn thương mạch máu mãn tính do hút thuốc dẫn đến việc cung cấp oxy cho da bị suy giảm, gây tổn thương lâu dài cho collagen và mô biểu mô. Điều này cũng góp phần làm vết thương kém lành, khiến các ca phẫu thuật tự chọn và phẫu thuật cấp cứu trở nên nguy hiểm.

Nguồn: Newqq

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022