Mới đây, TTYT huyện Tam Nông đã tiếp nhận và xử trí thành công một trường hợp nam bệnh nhân 36 tuổi nguy kịch do ngộ độc thuốc ngủ liều cao.

Theo chia sẻ của người thân, khi phát hiện người đàn ông bất tỉnh, gọi hỏi không trả lời, kiểm tra trong thùng rác có 9 vỉ Phenobacbitan đã bóc, 1 vỉ 10 viên, đã bóc hết vỏ thuốc (tương đương với 90 viên Phenobacbitan 100mg).

photo-1-17209693338671245800473.jpg

Ảnh minh hoạ

Người bệnh được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở ngáy, tím tái, SPO2: 80%; đồng tử 2 bên co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng.

Kết quả thăm khám cho thấy đồng tử 2 bên của bệnh nhân co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng, tình trạng toan hóa máu, rối loạn chuyển hóa nặng. Các bác sĩ khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, thống nhất chẩn đoán người bệnh ngộ độc thuốc Phenobarbital rất nặng, gây suy gan, suy thận cấp.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành đặt ống Nội khí quản chủ động, thở máy xâm nhập; đặt Catheter Tĩnh mạch trung tâm cho người bệnh; Lọc máu cấp cứu, Vận mạch, bệnh cạnh đó tiến hành bù dịch, lợi tiểu, theo dõi sát tình trạng.

Kết quả sau 9 ngày điều trị, người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, Glasgow 15 điểm, tự thở được, ăn uống tốt, đại tiểu tiện tự chủ và đang có kế hoạch xuất viện.

Theo các bác sĩ, ngộ độc thuốc là vấn đề vô cùng nguy cấp, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Để phòng tránh ngộ độc thuốc, người dân cần lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ; tuân thủ liều dùng, khoảng cách dùng, thời gian dùng, không tự ý tăng, giảm liều và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc; bảo quản thuốc cẩn thận, đựng trong lọ kín, ghi rõ nhãn mác, để xa tầm tay trẻ em; không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc thuốc bị biến đổi chất lượng.

Khi phát hiện tình trạng nghi ngờ ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an thần trong khi chờ xe cấp cứu đến có 2 điểm chính cần xem xét xử trí:

Đảm bảo hô hấp: bệnh nhân ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an có nguy cơ cao bị suy hô hấp, các biện pháp có thể xem xét thực hiện như: đưa người bệnh đến khu vực thông thoáng, ngửa cổ, loại bỏ dị vật, dịch tiết đường hô hấp nếu nhìn thấy, nằm nghiêng an toàn tránh sặc vào đường hô hấp, nới rộng quần áo, thắt lưng để hô hấp dễ dàng hơn.

Giảm hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa: nếu bệnh nhân còn tỉnh, hợp tác, thời gian sử dụng thuốc trong vòng 3 giờ (hiệu quả tốt nhất là trong vòng 1 giờ) nên thực hiện gây nôn bằng cách: cho uống từ 300 – 500 mL nước sạch/ lần, sau đó tự kích thích hầu họng (hay còn gọi là móc họng) gây nôn, có thể thực hiện lặp lại 3 – 5 lần đến khi thấy dịch nôn trong. Bệnh nhân rối loạn ý thức, lơ mơ, hôn mê không hợp tác, không được thực hiện biện pháp này.

https://kenh14.vn/nguoi-dan-ong-36-tuoi-hon-me-sau-gia-dinh-phat-hien-dieu-bat-thuong-trong-thung-rac-lien-dua-ngay-di-cap-cuu-20240714220859773.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022