Đối với nhiều bà mẹ đang đi làm, ngay sau khi rời nơi làm việc và trở về nhà, "ca thứ hai" của họ bắt đầu. Từ việc đón con từ trường học, đến nấu bữa tối, kèm cặp lũ trẻ học bài hay thúc giục chúng tuân thủ các thói quen tắm rửa và lên giường đi ngủ đúng giờ. 

Lịch trình dày đặc những "công việc không tên" khiến những người phụ nữ có con nhỏ, dù đã may mắn được tham gia thị trường lao động nhưng khó có thể tìm được thời gian để phát triển sự nghiệp của riêng mình.

Mở đầu nghiên cứu M.O.M.TM của Đại học Phoenix (UOPX) cho thấy các bà mẹ làm công việc có thu nhập thấp phải đối mặt với những rào cản kinh tế - xã hội đáng kể làm trầm trọng thêm những thách thức trong việc phát triển nghề nghiệp của họ. 

uopx-article-1440x960-17038423489121107625061-1703905272142-1703905272722161412627.jpg

Ảnh minh họa.

Trong nỗ lực tìm hiểu thêm về những rào cản mà các bà mẹ phải đối mặt khi xây dựng sự nghiệp, từ đó tìm ra các nguồn lực cần thiết để giúp họ phát triển, nghiên cứu M.O.M.TM của UOPX đã tiến hành thực hiện khảo sát từ 1.500 bà mẹ đã hoặc đang tìm kiếm việc làm. 

Trong đó, bao gồm 1.000 bà mẹ có thu nhập thấp và 500 bà mẹ có thu nhập ở mức trung bình trở lên, tất cả đều trên 18 tuổi trở lên và sống ở Mỹ. Khảo sát được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2023.

Khảo sát này đã đưa ra những phát hiện rất thuyết phục: Trong khi các bà mẹ làm việc có thu nhập cao nói rằng họ cảm thấy kiệt sức vì phải làm việc quá sức, ở cả cơ quan và ở nhà khiến bản thân cảm thấy căng thẳng trong việc thực hiện mục tiêu đưa sự nghiệp phát triển; thì 55% bà mẹ đang đi làm ở tầng lớp thu nhập trung bình và thấp lại có xu hướng coi nghề nghiệp của họ không phải là sự nghiệp mà chỉ đơn thuần là một công việc để có nguồn thu nhập. 

Ngoài ra, 36% bà mẹ trong nhóm này cho biết họ có rất ít cơ hội thăng tiến với vai trò hiện tại của mình.

1920mother-baby-breastfeeding-c-17038423489611800943334-1703905273704-17039052742351437989960.jpg

Ảnh minh họa.

Thế nhưng, có một nghịch lý mà nghiên cứu M.O.M.TM đã chỉ ra. Đó là, những bà mẹ làm công việc có thu nhập thấp, họ lại cực kỳ "thèm muốn" cảm giác "kiệt sức" tại nơi làm việc. 

66% trong số họ cho biết nguyên nhân gây căng thẳng hàng đầu của họ là sự thật rằng họ đang không ổn định, là họ đang không kiếm đủ tiền để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình. 

Điều họ muốn là công việc nhiều và có thu nhập cao. Vì thế, những căng thẳng công việc mà các bà mẹ thu nhập cao đang gặp phải lại là "điều xa xỉ" đối với họ. 

Những căng thẳng đó là không đáng kể so với những nỗi lo về sự thiếu ổn định, họ thường cảm thấy như mình phải tự tìm và rèn luyện con đường riêng của mình cho một tương lai khó hình dung. Họ luôn phải đối mặt với những áp lực bên ngoài, như lịch trình làm việc thiếu linh hoạt và chi phí chăm sóc con cái ngày càng tăng.

mom-holding-son-working-on-lapto-17038423707811286038035-1703905275678-170390527583438498182.jpg

Một thực tế nữa mà nghiên cứu M.O.M.TM chỉ ra được đó là các bà mẹ có thu nhập thấp thể hiện rằng họ có mong muốn đạt được thành công trong sự nghiệp tương tự như những người có thu nhập trung bình và cao. 

Thế nhưng họ lại phải đối mặt với những thách thức đặc biệt do thiếu đi hình mẫu và nhu cầu về cơ hội việc làm. 

Có tới 53% bà mẹ có thu nhập thấp cho biết họ không có nhiều hình mẫu về sự nghiệp, so với chỉ 38% bà mẹ có thu nhập trung bình trở lên. Sự thiếu hụt về hình mẫu này được UOPX đánh giá là một lỗ hổng quan trọng. 

Còn về cơ hội việc làm, 59% nhóm phụ nữ có con nhỏ ở tầng lớp thu nhập thấp chia sẻ, dù đồng lương ít ỏi thế nhưng việc vướng bận con cái khiến sự nghiệp của họ bị cản trở.

Bằng việc nêu bật những thực tế, nghiên cứu M.O.M.TM đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp đỡ các bà mẹ thu nhập thấp vượt qua rào cản. 

UOPX cho rằng với sự hỗ trợ phù hợp, họ có thể phát triển về mặt nghề nghiệp và cuộc sống gia đình. Hỗ trợ này được thực hiện thông qua việc cố vấn, các chương trình cố vấn được thiết kế phù hợp với nhu cầu và thách thức cụ thể mà các bà mẹ đi làm có thu nhập thấp phải đối mặ, từ đó có thể giúp tìm ra con đường phát triển sự nghiệp cho họ.

Bằng cách kết nối những bà mẹ này với những người cố vấn giàu kinh nghiệm, những người có thể đưa ra hướng dẫn, hỗ trợ và có hiểu biết sâu sắc về việc vượt qua các rào cản kinh tế xã hội, chúng ta có thể hỗ trợ những bà mẹ đang đi làm có thu nhập thấp định hướng hành trình sự nghiệp của họ hiệu quả hơn và phát huy hết tiềm năng của họ. 

Những chương trình như vậy không chỉ mang lại lợi ích cho từng bà mẹ mà còn góp phần tạo ra lực lượng lao động toàn diện và đa dạng hơn cho xã hội.

UOPX cũng chỉ ra rằng các nhà tuyển dụng nên thuê những phụ nữ đang nuôi con. Có một thực tế rằng những kỹ năng và kinh nghiệm mà các bà mẹ mang đến nơi làm việc đôi khi không được công nhận, nhưng đã đến lúc các nhà tuyển dụng nên thừa nhận những đóng góp vô giá mà các bà mẹ có thể mang lại cho bất kỳ tổ chức nào, kinh nghiệm làm cha mẹ của họ mang lại cho họ những kỹ năng có thể áp dụng trực tiếp vào nơi làm việc.

  • 1703479991475505005728-17034882531861501941321-0-0-312-499-crop-17034882568331028407349.jpg

    Chuyện bà mẹ trẻ quyết tâm cai sữa cho con khi mới 6 tháng tuổi: "Ích kỷ" để tốt cho con và cả bản thân

Nghiên cứu M.O.M.TM cho thấy 89% bà mẹ có thu nhập thấp khẳng định rằng việc làm mẹ trang bị cho họ những kỹ năng rất phù hợp trong môi trường nghề nghiệp. 

Các kỹ năng đó bao gồm sự đồng cảm gia tăng, đạo đức làm việc mạnh mẽ, tính linh hoạt, khả năng cân bằng nhiều công việc cùng lúc, tầm nhìn mở rộng cũng như khả năng giao tiếp và lãnh đạo được mài giũa. 

Tuy nhiên, vẫn còn một thách thức đáng kể: đó là khoảng một nửa số bà mẹ tham gia khảo sát, bất kể ở mức thu nhập nào, đều cảm thấy rằng những kỹ năng của mình không được đánh giá đúng mức ở nơi làm việc.

Bên cạnh đó, đa số (khoảng 58%) họ không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em. Trong khi các bà mẹ có thu nhập thấp thường bị buộc phải nghỉ phép không lương hoặc bỏ ca để hoàn thành trách nhiệm chăm sóc con cái, điều này không chỉ làm gián đoạn công việc mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định về thu nhập của họ.

Ngược lại, các bà mẹ có thu nhập trung bình/cao thường sử dụng thời gian nghỉ phép có lương, điều này giúp họ linh hoạt hơn trong vấn đề bảo toàn thu nhập nhưng vẫn phải đấu tranh dai dẳng trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình.

Gánh nặng chi phí chăm sóc con cái đặc biệt rõ rệt ở những bà mẹ đi làm có thu nhập thấp, với gần một nửa trong số họ (46%) chi hơn 30% tiền lương cho chi phí chăm sóc con cái. Căng thẳng tài chính này đặt ra một rào cản đáng kể cho sự phát triển nghề nghiệp và sự ổn định tài chính của họ.

Nguồn: Motherly

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022