Câu chuyện thương tâm này diễn ra ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bất hạnh bất ngờ ập tới với gia đình nhỏ hạnh phúc của anh Trần V. C và chị Trần Thị N. Q. Họ sinh sống với bố mẹ đẻ của anh C. và có 3 đứa con gồm con gái đầu Trần Q. T. (sinh năm 2012) và hai bé trai là Trần C. V. (sinh năm 2014) và Trần Q. H. (sinh năm 2018). Hôm qua, ngày 16/11, bé H. đã tử vong chỉ sau anh trai của bé - bé V. đúng nửa tháng.

Chiều 17/11, trao đổi với phóng viên Helino, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cho hay, tại gia đình này cách đây không lâu một cháu bé (con lớn trong gia đình - bé T.) đã tử vong. Tuy nhiên, cháu bé này không phải mất vì bệnh Whitmore.

Còn trường hợp thứ nhất mất tại Bệnh viện Nhi TW vì sốc nhiễm khuẩn là cháu thứ 2 (bé V.) khi nhập vào bệnh viện cũng đã được cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Chỉ trong vòng 7 tháng gia đình mất đi cả 3 đứa con của mình, trong đó có 1 ca mắc bệnh Whitmore và 1 ca nghi nhiễm bệnh

Theo Báo cáo điều tra ca bệnh Whitmore tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn của Trung tâm Y tế Sóc Sơn (Sở Y tế Hà Nội) thông tin:

Trường hợp tử vong đầu tiên trong gia đình trên bắt đầu từ ngày 6/4/2019, bé T. có biểu hiện sốt cao nhưng không có triệu chứng nào khác. Do chủ quan, gia đình không đưa bé đi khám mà chỉ mua thuốc về điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, điều trị tại nhà không có hiệu quả, gia đình đưa T. đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn điều trị một ngày, sau đó được chuyển lên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lúc 2h đêm ngày 9/4. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm khuẩn huyết gây hoại tủ đường ruột. Đến 7h sáng cùng ngày, bé đã không qua khỏi.

photo2019-11-1722-44-55-15740055745731414475449.jpgphoto2019-11-1722-44-54-1574005574561498531154.jpg

Báo cáo điều tra ca bệnh Whitmore tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn của Trung tâm Y tế Sóc Sơn (Sở Y tế Hà Nội)

Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai đối với gia đình nhỏ, bé V. lại bắt đầu có những biểu hiện bất thường. Theo lời kể của ông nội cháu bé, trước khi vào viện một ngày, V. sốt 38,5 độ C kèm theo đau bụng, gia đình không thực hiện phương pháp điều trị nào cho bé. Đến 5h sáng ngày 28/10/2019, bé được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị, lấy mẫu máu xét nghiệm.

Dù điều trị đã có tiến triển nhưng đến 21h ngày 31/10, bé V. cũng không qua khỏi, các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốc nhiễm khuẩn huyết, kết quả xét nghiệm nuôi cấy dương tính với loại vi sinh vật Burkholderia pseudomallei - trực khuẩn whitmore. Theo báo cáo, trước đó, bé có tiền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh mạn tính.

7214613524716411764484925966654342395068416n-1574002167019400873536.jpg

Bé út Trần Q. H. trong gia đình cũng vừa qua đời vào ngày hôm qua (16/11), nghi nhiễm Whitmore.

Cũng trong khoảng thời gian này, bé út H. cũng có biểu hiện sốt cao giống anh chị mình. Bé được đưa đến Trạm y tế xã Bắc Sơn, sau đó chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn trong ngày 11/11 và cuối cùng được điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua quá trình điều trị, bé đỡ sốt, ăn được nhưng đến ngày 16/11, bé cũng đã tử vong. Các bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm vi khuẩn Whitemore.

Xem xét tiền sử gia đình cho thấy cả ông bà, bố mẹ của các bé đều khoẻ mạnh, hàng xóm không có gì bất thường.

Cơ quan chức năng địa phương cũng đã điều tra tại các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân nhưng chưa phát hiện thêm trường hợp nghi nghi mắc bệnh tương tự.

Bệnh Whitmore là gì?

Trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn tồn tại trong bùn đất thuộc chủng vi khuẩn gram âm và có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hay xước ngoài da. Một số trường hợp còn có thể bị lây qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp.

Loại vi khuẩn này khi vào trong cơ thể sẽ ủ bệnh trong một thời gian từ 2-21 ngày rồi mới phát tác. Điều nguy hiểm nhất của căn bệnh này là sau khi phát tác bệnh tiến triển rất nhanh và có thể gây tử vong chỉ trong thời gian 48 giờ.

20190917160821992041benh-whitmore-co-lamax-1800x1800-15740023292242012253673.jpg

Căn bệnh nhiễm khuẩn Whitmore có các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Đối với trẻ em khi mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, nhiễm trùng kèm nhiễm độc và sưng tuyến mang tai thường gặp hơn những triệu chứng khác. Nếu bệnh gặp ở người lớn dấu hiệu nghi ngờ là viêm phổi, tiếp theo là tình trạng nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiết niệu, viêm da,…

Các bác sĩ cho biết các dấu hiệu nhận biết lâm sàng của bệnh whitmore thường khá mơ hồ, thường xuyên xảy ra tình trạng chẩn đoán nhầm sang các bệnh: nhiễm khuẩn huyết do liên cầu, tụ cầu, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn da mô mềm, viêm phổi.

benh-melioidosis-benh-whitmore1-15740023292321107201483.jpg

hHạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm, mất vệ sinh để phòng tránh bị nhiễm khuẩn Whitmore.

Để phòng tránh bệnh Whitmore, các bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, giữ gìn vệ sinh thân thể thật tốt. Nếu như cơ thể bị thương ngoài da, xuất hiện các vết trầy xước thì hãy xử lý cẩn thận vết thương. Đối với những người già yếu bị một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch cần hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm, mất vệ sinh.

Khi các bạn có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị nhiễm bệnh Whitmore thì hãy đến bệnh viện nhờ các bác sĩ tư vấn và thăm khám sớm nhất có thể. Những ca bệnh thường xuất hiện tập trung từ tháng 7-11, vào mùa mưa. Chính vì thế những người dân làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với đất và nước nên có các phương tiện bảo hộ lao động, nếu như bị trầy xước ngoài da cần đặc biệt cẩn thận giữ gìn vệ sinh tránh để tiếp xúc với bùn, đất.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022