Một năm sau ngày cưới, cuộc sống hôn nhân của tôi bỗng có biến lớn khi chồng tôi bỗng dưng thất nghiệp. Những tưởng chỉ là khó khăn tạm thời, nào ngờ nó kéo theo hàng loạt hệ lụy khiến tôi phải đối mặt với những lựa chọn đầy nước mắt và uất ức.

  • am-lich1-17437531348061528583905-206-0-744-860-crop-17437531456641244205451.jpg

    Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũĐỌC NGAY

Chồng tôi vốn là nhiếp ảnh gia tự do, công việc không ổn định nhưng trước đây vẫn đủ trang trải. Gọi là đủ thôi nhưng nói cho đúng thì phải là không trở thành gánh nặng cho tôi chứ anh cũng không hỗ trợ được gì cho gia đình chứ đừng nói là nuôi được con vợ.

Anh có một cô con gái nhỏ từ cuộc hôn nhân trước, mỗi tháng đều đặn chu cấp 5 triệu đồng. Khoản tiền ấy tuy không nhỏ nhưng nằm trong khả năng của anh, tôi chưa từng lên tiếng. Tôi vốn dĩ là 1 đứa trẻ sống trong cảnh bố mẹ ly hôn, bố tôi tháng có tháng không nhưng vẫn cố gắng gửi tiền cho con cái nên hơn ai hết tôi rất ủng hộ việc anh có trách nhiệm với con.

Cho đến cái ngày anh báo tin anh thất nghiệp. Từ đó, thu nhập của anh gần như bằng không. Tôi thì chỉ là một nhân viên kế toán với mức lương 15 triệu, bỗng trở thành trụ cột duy nhất. Tiền nhà, tiền sinh hoạt, tiền ăn của cả nhà... tất cả đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của tôi.

Điều khiến tôi trăn trở nhất là khoản chu cấp cho con riêng của chồng. Tôi đề nghị anh tạm giảm xuống 3 triệu để cân đối chi tiêu. Nhưng chưa kịp thống nhất thì mẹ chồng đã gọi điện mắng xối xả: "Sao chị lại đòi cắt giảm tiền chu cấp của cháu tôi, bắt nó thiếu thốn là sao? Lương chị đâu, sao không chịu chi?"

1744349598-d0ba7f2d-a862-4c4a-b28d-c5dddaa81f7bfaceimage-17443496451751298813982-1744385239495-17443852398001540220695.jpeg

Những lời đó như gáo nước lạnh dội vào mặt. Tôi đứng giữa hai lựa chọn: Một là cắn răng gánh thêm trách nhiệm không phải của mình, hai là bị mang tiếng "mẹ kế không ra gì". Chồng tôi trong câu chuyện này chỉ biết im lặng, ánh mắt đầy áy náy nhưng không dám cãi lại mẹ.

Đêm nằm suy nghĩ, tôi hiểu rõ mình đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Yêu chồng nên sẵn sàng chia sẻ, nhưng liệu có công bằng khi phải gồng gánh thêm gánh nặng không thuộc về mình? Tôi sợ nhất là sẽ hình thành thói quen ỷ lại, rằng "đã có vợ lo".

Cái gì nó cũng phải rõ ràng, giả dụ bây giờ mẹ chồng và chồng tôi ngồi nói chuyện đàng hoàng để tìm phương hướng giải quyết chuyện kinh tế thì có khi tôi cũng đồng ý đấy nhưng giở giọng ra lệnh, ép buộc tôi phải phục tùng thì lại là câu chuyện khác hoàn toàn.

Hôn nhân cần sự sòng phẳng, rõ ràng và minh bạch. Tôi sẵn sàng cùng chồng vượt khó, nhưng không thể là người duy nhất gánh vác. Càng không phải cái cái ATM ngu dốt, đến cái ATM còn phải đùng quy trình mới nhả tiền ra cơ mà.

Tôi quyết định từ chối thẳng. Bố nó và bà nội của nó nếu thương con cháu thì tự tìm cách mà kiếm tiền gửi cho cháu chứ không phải bắt tôi gửi xong vẫn dương dương tự đắc là bà nội với bố cho tiền đâu. Tôi đâu có ngu đến mức ai bảo làm gì cũng làm theo cơ chứ?

Vừa nghe thấy tôi từ chối chuyện chu cấp cho cháu nội, mẹ chồng tôi nhảy đông đổng lên đòi đuổi tôi ra khỏi nhà, dọa bắt con trai bà ly hôn với tôi. Tôi chửi cười tươi hớn hở, đưa ngay ra cái đơn ly hôn, mời bà với con bà làm luôn chứ đừng rung cây dọa khỉ làm gì.

Gớm! Tầm này đến ăn con phải đợi vợ, đợi con dâu mua về mới có cái ăn mà lại còn thích chỉ đạo khắc huề. Ở đời đâu ra mà sướng thế, vừa được ăn vừa được phán xét. Không có đâu!

dam-cuoi2-17440059451501614801738-18-0-618-960-crop-1744005973773768700266.jpgĐám cưới, trên mặt cô dâu không có nổi một nụ cười vì một hành vi đáng xấu hổ của bố mẹ chồng

GĐXH - Dù nhiều người nhắc đến chuyện này nhưng bố mẹ chồng vẫn làm ngơ. Cách hành xử của họ khiến cô dâu bất bình, tỏ thái độ trước mặt quan khách, đám cưới hỗn loạn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022