Một năm sau ngày cưới: Đối mặt thực tế

Ngay sau đám cưới, không phải ai cũng có thể hiểu được điều gì đã thực sự xảy ra trong cuộc sống và những thay đổi mà mình cần chuẩn bị để đối phó. Thậm chí, ngay cả khi chuẩn bị cho sự thay đổi, nhiều người vẫn quên rằng họ sẽ phải đối mặt với khía cạnh tiêu cực của người bạn đời.

Vài tháng sau đám cưới, những điểm yếu, thói quen khó chịu, sự ngờ nghệch cùng nhiều thứ khác bắt đầu xuất hiện. Lúc này, sự thất vọng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ, bởi vì hầu như ai cũng chờ đợi một đối tác lý tưởng, nhưng thực tế, họ nhận ra bạn đời của mình cũng chỉ là người bình thường với vô số vấn đề và thiếu sót.

3-5 năm: Tìm nơi an toàn để nương náu

Sau khoảng 3 năm, các cặp đôi dường như đã quen với hiện thực phũ phàng và tìm thấy vùng an toàn để nương náu.

Mỗi người đều sẵn sàng cho giai đoạn này, bởi vì tất cả những thiếu sót của đối tác đều đã được nhìn thấy. Theo lẽ thường, các cặp đôi sẽ tìm thấy một vùng thoải mái nhất định trong mối quan hệ. Những thói quen lành mạnh mang lại cho họ niềm vui thực sự.

Nhưng, vùng thoải mái trong giai đoạn này có phải là điều tích cực không? Bên cạnh không gian riêng, điều cực kỳ quan trọng là thường xuyên tìm cách tiếp cận đối tác, đồng thời đưa ra các hoạt động chung để mang lại niềm vui cho cả hai người.

hon-nhan-2351.jpg

5 năm sau hôn nhân là giai đoạn khó khăn nhất đối với bất kỳ cặp đôi nào

5-7 năm: Trách nhiệm và thử thách

5 năm sau hôn nhân là giai đoạn khó khăn nhất đối với bất kỳ cặp đôi nào. Lúc này, các cặp đôi hoạt động trên cơ sở mọi thứ đã được lập trình sẵn. Họ chỉ cần ghi nhớ một số quy tắc nhất định và cố gắng không vi phạm ranh giới của người khác.

Giai đoạn này, một số cặp đôi bắt đầu có con, những cảm xúc và trách nhiệm mới ngay lập tức xuất hiện tạo nên vô số thử thách, nhưng đây cũng là lý do để quan hệ vợ chồng tiếp tục được duy trì.

Sau khi sinh con, một vấn đề sẽ bộc lộ ở các cặp đôi, khoảng cách bắt đầu xuất hiện. Họ tìm thấy một ý nghĩa sống khác và hầu như chỉ xoay quanh đứa trẻ, họ hướng tất cả sức lực và nghị lực của mình để mang lại điều kiện tốt nhất cho con cái.

10-15 năm: Đối phó với cám dỗ và phản bội

Ở độ tuổi 30-35, nhiều người nhận ra rằng họ có cơ hội cứu vãn hôn nhân và làm cho nó trở nên tốt hơn. Nhưng ở giai đoạn này, sự tán tỉnh và cám dỗ ở bên ngoài cũng xuất hiện nhiều, thậm chí sự phản bội bắt đầu hủy hoại hôn nhân.

Cần phải hiểu rằng ích kỷ là bản chất sâu thẳm trong mỗi người. Hiếm ai chịu hi sinh hạnh phúc và lợi ích của mình vì người khác. Và quan trọng nhất, ai cũng hiểu tuổi trẻ đã là dĩ vãng, một khi đã bị tổn thương lòng tự trọng, người trong cuộc cần khẩn trương chuẩn bị những biện pháp quyết liệt để đối phó.

20-30 năm sau khi cưới: Giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên

Vấn đề mâu thuẫn trong hôn nhân ở giai đoạn 20-30 năm sau khi cưới thường xảy ra do khủng hoảng tuổi trung niên ở mỗi người. Hiệu ứng này còn tăng lên sau khi cặp đôi trải qua hội chứng “tổ rỗng” - đó là khi các con trưởng thành và rời xa bố mẹ - đến cuối cùng chỉ còn lại hai vợ chồng sáng tối bên nhau. Có những cặp đôi sẽ xuất hiện cảm giác như hôn nhân của họ đã quá mệt mỏi và cần đi đến hồi kết bởi suy cho cùng, nhiệm vụ quan trọng nhất của nó đã hoàn thành.

Những gì bạn nên làm chính là đừng tỏ ra xa cách, lạnh nhạt nhau. Hãy tìm ý nghĩa khác của mối quan hệ vợ chồng. Nếu bạn từng cho qua những vấn đề hôn nhân của mình trong khi nuôi dạy con cái thì khi chỉ còn hai người, những vấn đề cũ có thể trở nên dữ dội hơn.

Tuy vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để giải quyết chúng, hãy xem đây là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng lại cuộc hôn nhân của bạn.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn có thể bồi đắp tình cảm vợ chồng, tạo nên sự gắn kết bằng các môn thể thao cùng nhau, tạo ra những mục tiêu chung mới như đi du lịch, kinh doanh, học thêm một điều gì đó mới mẻ hoặc cùng nhau tạo ra những trải nghiệm khó quên…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022