Bệnh nhân vốn tiền sử khỏe mạnh, không có bệnh nền. Khi đau đầu dai dẳng, nghĩ bị u não, chị đi khám nhiều nơi song không tìm ra nguyên nhân, mới đây đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương khám.

Ngày 19/1, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết kết quả xét nghiệm dịch não tủy bệnh nhân phát hiện có vi khuẩn lao, chẩn đoán lao kê, lao màng não. Bác sĩ kê thuốc điều trị và giảm đau đầu, tiếp tục theo dõi.

420961729-905532011580418-8914-3948-6861-1705657840.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YZBMEEEDf6edBiAozUhpbQ

Khuẩn lao tấn công não người phụ nữ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, trong đó lao phổi là thể lây nhiễm cao nhất. Lao kê là thể lao cấp tính, gây tổn thương nhiều cơ quan như phổi, gan, lách, não, màng não, nguy cơ tiến triển nặng và tử vong cao. Lao màng não là thể lao nặng do vi khuẩn lao phát triển gây bệnh tại não.

Mọi người đều có nguy cơ mắc lao. Theo thống kê, Việt Nam đứng số 10/30 nước có tỷ lệ mắc lao cao nhất trên thế giới và gánh nặng về lao kháng thuốc. Khoảng 172.000 người nhiễm lao và trên 10.400 người chết do lao. Khoảng 1/3 dân số Việt Nam nhiễm lao tiềm ẩn (nhiễm vi khuẩn nhưng không hoạt động), có khả năng phát triển thành bệnh lao 5-10% trong cuộc đời.

Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, sút cân, ho kéo dài, sốt, vã mồ hôi. Nếu biểu hiện ở não, bạn cảm thấy giảm trí nhớ, đau đầu âm ỉ, thay đổi tâm trạng, buồn nôn, yếu liệt, giảm ý thức..

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe hàng năm để phát hiện lao khi chưa có triệu chứng. Trường hợp có bất thường về hô hấp như ho kéo dài trên 14 ngày, sụt cân, sốt về chiều, đau đầu kéo dài cần đi khám sớm. Nhóm nguy cơ cao như người thân người bệnh mắc lao, các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận, xơ gan, dùng ức chế miễn dịch cần khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022