ca-chua5-16702252632932082192704-15-0-339-519-crop-1670225307562622329618.jpgCà chua vào mùa vừa rẻ vừa ngon nhưng đừng mắc sai lầm này, 6 điều nhất định phải tránh khi ăn

GiadinhNet - Cà chua chín, khi bạn bổ ra sẽ thấy có hạt màu trắng vàng chứ không phải màu xanh, ruột chín đỏ và có bột.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát.

Theo PGS.TS. BS cao cấp Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) nói lên vấn đề mạch não bị biến cố. Những biến cố ở mạch não gây liệt nửa người hoặc liệt mặt cùng bên, khi phát hiện dấu hiệu ở tay, mặt, lời nói thì ngay lập tức cần gọi cấp cứu.

Bác sĩ Cường cho biết, biểu hiện đột quỵ rất đơn giản, người dân có thể nhận biết được. Các dấu hiệu này được tóm tắt bằng chữ F.A.S.T gồm:

dot-quy1-16702327325471365977285.jpg

Ảnh minh họa

F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.

S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.

T (Time): Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Vì sao không được bỏ lỡ "giờ vàng" khi có dấu hiệu đột quỵ

- Với sự tiến bộ của y học, ngày nay người ta có thể dùng thuốc làm tan cục máu gây ra tắc mạch máu não. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những người bệnh đến viện sớm trong vòng 4,5 giờ sau khi khởi phát bệnh.

- Từ 4,5 - 6 giờ chỉ còn có thể áp dụng thông mạch bằng dụng cụ rút huyết khối.

- Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu. Nếu muộn hơn, không còn thông mạch được nữa, việc điều trị rất khó khăn, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

4 sai lầm tuyệt đối không được mắc khi cứu người đột quỵ

- Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ... Vì những động tác này có thể làm chậm trễ việc điều trị, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

- Không được cho bệnh nhân đột quỵ ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

- Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Bởi vì đột quỵ có hai dạng đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não, nếu bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu khi ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm tuột huyết áp, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong hơn.

- Ngoài ra, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhưng ảnh hưởng trong một quá trình dài. Ở thời điểm đột quỵ do tắc mạch máu, cơ thể sẽ có cơ chế tự động tăng huyết áp để bằng mọi cách “khơi thông” dòng máu. Nếu uống thuốc hạ huyết áp vào thời điểm này sẽ đi ngược cơ chế tự nhiên của cơ thể và làm mất thêm thời gian.

tim-mach-16699480002751872817875-0-131-480-899-crop-1669948161959451468872.jpgLạnh đột ngột, người mắc bệnh tim mạch nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tái phát

GiadinhNet - Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là trời chuyển lạnh nhanh chóng, nếu không giữ ấm để cơ thể điều hòa thân nhiệt sẽ dẫn đến đột quỵ, tăng huyết áp...

dau-uot-16699679091571964582574-0-0-412-660-crop-16699679497621320546674.jpgTrời lạnh, lưu ý 6 thời điểm trong ngày không nên gội đầu vì rất dễ ốm sốt

GiadinhNet - Gội đầu khi trời lạnh, bạn dễ phải đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ trong và sau khi gội. Điều đó dễ dẫn đến cảm lạnh, trúng gió, méo miệng, đột quỵ…

thumb-benh-do-lanh-16699715644951201717212-1669971579531672348845-12-0-365-565-crop-1669971595002671144431.jpg6 bệnh phổ biến khi trời lạnh, ai cũng nên biết để tránh

GiadinhNet - Trời lạnh, cơ thể rất dễ bị hạ thân nhiệt, sức đề kháng giảm… những người thể trạng yếu, chưa kịp thích nghi thời tiết rất dễ bị nhiễm bệnh.

dau-khop-167013479704462941457-0-78-720-1230-crop-16701348663891685170866.jpgTrời lạnh, 4 việc đơn giản người mắc bệnh xương khớp cần làm nếu không muốn bị cơn đau hành hạ!

GiadinhNet - Những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong những ngày lạnh.

avatar1670153050009-16701530508011241750340.jpg7 mẹo giúp bạn có động lực duy trì tập thể dục trong mùa đông

Mùa đông đã tới. Chạy bộ hoặc tập thể dục khi trời lạnh bên ngoài có vẻ không phải là một điều dễ thực hiện, ngay cả khi bạn muốn làm điều đó nhưng lại thiếu đi động lực và quyết tâm thực hiện.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022