Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực vô hình đang khiến tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ngày càng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 30% dân số Việt Nam gặp phải một dạng rối loạn tâm thần nào đó, trong đó trầm cảm chiếm đến 25%.
Bệnh tâm thần không chỉ bao gồm những dạng nặng như tâm thần phân liệt mà còn bao gồm cả trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn tâm trạng và nhiều loại khác. Điều đáng lo ngại là nhiều người đang sống chung với bệnh nhưng không hề hay biết. Trong một số trường hợp, các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng, khiến người bệnh khó nhận diện.

Để có đánh giá sơ bộ về tình trạng của mình, bạn có thể thử bài kiểm tra dưới đây. Hãy trả lời 10 câu hỏi một cách trung thực và cộng điểm để xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tâm thần không.
Bài test đánh giá sức khỏe tâm thân
Câu 1. Mọi người nhận xét bạn như thế nào?
10 điểm: Nhút nhát, lo lắng thái quá
40 điểm: Lạnh lùng, khó hiểu, có phần tàn nhẫn
30 điểm: Dễ thay đổi cảm xúc, khó đoán trước
20 điểm: Hiếm khi vui, thường ghét bản thân
0 điểm: Cởi mở, thông minh
Câu 2. Bạn có chủ động làm quen với người khác không?

40 điểm: Không có lý do gì để làm quen
30 điểm: Chỉ khi tôi không tức giận
10 điểm: Tôi không chắc lắm
0 điểm: Tôi luôn muốn kết bạn
20 điểm: Chỉ trong tình huống bắt buộc
Câu 3. Bạn ước điều gì nhất?
0 điểm: Luôn vui vẻ
20 điểm: Chết
40 điểm: Sống tách biệt khỏi xã hội
10 điểm: Được coi là người bình thường
30 điểm: Tự tin và hòa đồng hơn
Câu 4. Bạn có kiểm soát được cảm xúc và hành động của mình không?
Mối quan hệ giữa DNA virus cổ và bệnh tâm thần
0 điểm: Hoàn toàn có thể
20 điểm: Tôi không chắc
40 điểm: Tôi chỉ hành động theo bản năng
30 điểm: Hầu như là vậy
10 điểm: Tôi thường mất kiểm soát cảm xúc
Câu 5. Cảm xúc của bạn vào buổi sáng như thế nào?
20 điểm: Rất tệ
40 điểm: Trống rỗng
30 điểm: Phụ thuộc vào tâm trạng hôm đó
0 điểm: Vui vẻ, tràn đầy năng lượng
10 điểm: Cảm thấy chênh vênh, lo lắng
Câu 6. Bạn thường làm gì khi rảnh rỗi?
30 điểm: Mọi thứ tùy theo cảm hứng, nhưng nhanh chán
0 điểm: Ở bên gia đình, bạn bè
20 điểm: Nghe nhạc, tìm cách tự vui vẻ
40 điểm: Xem phim buồn, nghe nhạc buồn
10 điểm: Nghĩ lại và phân tích mọi việc đã xảy ra
Câu 7. Khi gia đình tụ họp, bạn thường làm gì?
0 điểm: Hòa nhập, nói chuyện vui vẻ
40 điểm: Tự tách biệt, không quan tâm
30 điểm: Cảm thấy mình không được chào đón
10 điểm: Sợ làm điều gì đó sai
20 điểm: Cố gắng nói ít nhất có thể
Câu 8. Bạn có từng nghĩ đến việc tự làm mình bị thương hoặc tự tử không?
10 điểm: Tôi từng nghĩ đến cả hai
0 điểm: Chưa bao giờ
30 điểm: Đôi lúc có nghĩ nhưng không hành động
40 điểm: Luôn luôn có ý nghĩ đó
20 điểm: Nhiều lần nhưng không thể thực hiện
Câu 9. Câu nói nào bạn đồng cảm nhất?
30 điểm: "Các vì sao không thể chiếu sáng nếu không có bóng tối".
20 điểm: "Thời điểm khó khăn sẽ cho thấy ai là bạn thật sự".
0 điểm: "Hãy tiếp tục mơ ước".
40 điểm: "Thế giới này thật đáng sợ".
10 điểm: "Vấn đề của tôi là bắt tay giải quyết mọi việc".
Câu 10. Bạn nghĩ mình có thể mắc chứng rối loạn tâm thần nào?
20 điểm: Trầm cảm
40 điểm: Rối loạn nhân cách phản xã hội
30 điểm: Rối loạn lưỡng cực
10 điểm: Rối loạn lo âu
0 điểm: Tôi nghĩ mình hoàn toàn bình thường
Kết quả test!
0- 70 điểm: Bạn không mắc chứng bệnh tâm thần nào
Không có vấn đề với sức khỏe tâm thần của bạn. Dường như bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình rất tốt.
80-150 điểm: Rối loạn lo âu
Có lẽ, cuộc đời bạn đã phải đối mặt với rất nhiều lời chỉ trích, chính vì vậy bạn luôn cho rằng mình đang là tâm điểm bàn tán, chê bai. Bạn cảm thấy bất an, dễ bị công kích, dễ đỏ mặt và đổ mồ hôi.
160-240 điểm: Trầm cảm

Tâm trạng của bạn luôn xoay quanh cảm giác thất vọng, liều lĩnh, nghĩ mình vô dụng… Dù cố gắng thế nào, bạn cũng không hề cảm thấy vui vẻ thực sự. Bạn dần đánh mất niềm vui, sự yêu thích trong công việc hàng ngày.
250-320 điểm: Chứng rối loạn lưỡng cực - gây những biến đổi cảm xúc không ổn định
Đôi khi, bạn sẽ thấy mình cực kỳ hạnh phúc, giận dữ, tội lỗi, buồn bã, cô đơn, nói rất nhiều và gặp khó khăn để tập trung.
330-400 điểm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Bạn thích bạo lực, có thể thực hiện hành vi xấu mà không hề ăn nặn hay tội lỗi. Đầu óc của bạn bắt đầu xuất hiện những ý chí liều lĩnh, không thể thích ứng với các quy tắc đạo đức và pháp luật.