Ngày 30/7, nạn nhân được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cấp cứu trong tình trạng bỏng độ II - III vùng đầu, mặt, cổ, ngực, chân tay với diện tích khoảng 40%. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt lọc bỏng, hiện qua cơn nguy kịch.

Các bác sĩ cho biết hóa chất có thể gây bỏng nặng và khiến nạn nhân vô cùng đau đớn. Tại Việt Nam, tỷ lệ bỏng hóa chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng. Kalium hay potassium là nguyên tố hóa học, màu trắng bạc, dễ bị oxy hóa nhanh trong không khí và phản ứng rất mạnh với nước tạo ra một lượng nhiệt đủ để đốt cháy lượng hydro sinh ra trong phản ứng này. Đây là lý do bệnh nhân đang nghiền phân kali thì hóa chất bốc cháy.

img-1134-1659327863-9420-1659327895.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Dit20UnU27N5upOXp6dRuQ

Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Long Nhật

Tai nạn bỏng hóa chất có thể xảy ra trong gia đình, tại nơi làm việc hay trường học, hoặc kết quả của một biến cố, hay bị hành hung. Nếu không được xử lý kịp thời, vết bỏng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, theo bác sĩ.

Để phòng tránh tai nạn bỏng do hóa chất, người dân cần để hóa chất xa tầm tay trẻ em; bảo quản trong bình chứa phù hợp và an toàn; sử dụng trong phòng thoáng khí. Hóa chất phải được giữ trong đúng bình chứa và có ghi nhãn rõ ràng bên ngoài; không nên trộn lẫn các loại với nhau; đeo găng tay và thiết bị bảo hộ khi sử dụng.

Long Nhật

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022