avatar1716568798570-1716568799202837006320.jpgBài tập giúp giảm trầm cảm sau sinh

Tập thể dục không phải một liệu pháp điều trị trầm cảm sau sinh một cách trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp giảm hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm...

Cứ 10 phụ nữ sau sinh lại có 1 người rơi vào trầm cảm

Chiều ngày 19/10, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà tổ chức chương trình "Thai sản kim cương – Yêu thương trọn vẹn". Tại đây, các bác sĩ và các chuyên gia đã chia sẻ về những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách hỗ trợ phụ nữ sau sinh tránh khỏi trầm cảm.

Tại chương trình, TS. Trịnh Thị Bích Huyền – Trưởng phòng khám và điều trị ngoại trú Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, sau sinh thường có cảm giác hơi buồn một chút chiếm đến 80%, trong số này tỉ lệ trầm cảm sau sinh tăng cao gấp 11 lần so với người bình thường. Trung bình cứ khoảng 10 phụ nữ có một phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh.

bs-huyen-1729345231961440900447.jpg

TS. Trịnh Thị Bích Huyền cho rằng, trầm cảm có yếu tố gen, gia đình, 'lây' truyền. Ảnh: PT

Trầm cảm sau sinh nếu không nhận biết được sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mới đây, bác sĩ đã điều trị cho một trường hợp ngoài chuyện mang thai sinh nở thì gặp căng thẳng, mất mát về kinh tế dẫn tới có biểu hiện trầm cảm nặng. Bệnh nhân không tha thiết ăn uống, không để tâm tới chăm con, thậm chí muốn chết.

"Trầm cảm có yếu tố gen, gia đình, tác động bên ngoài và làm thay đổi chất dẫn truyền thần kinh trong não. Trầm cảm cũng có thể ‘lây’, có tính chất di truyền. Khi người con không cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ, dẫn tới tâm lý phát triển của trẻ không tốt, lớn lên cũng ảnh hưởng đến tính cách. Con có thể bị rối loạn cảm xúc, lo âu"- BS Huyền nhấn mạnh.

Ths.BSCKII Lưu Quốc Khải – Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Phụ sản (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà) cũng cho biết, trầm cảm sau sinh là chuyên đề khá rộng, tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở mỗi quốc gia khác nhau. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cũng thường xuyên tiếp xúc, thăm khám cho nhiều trường hợp sản phụ trầm cảm sau sinh.

Bị trầm cảm sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến người mẹ, hạnh phúc gia đình mà còn đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Không ít bà mẹ bị trầm cảm nặng sau sinh và mất kiểm soát về hành vi. Có những người mẹ không còn cảm giác yêu thương con, không buồn chăm sóc con của mình, hoặc cấu véo để lại vết bầm tím trên da trẻ. Thậm chí, nặng hơn là gây ra những hành vi nguy hiểm cho cả mẹ và con.

bs-khai-17293453219871048528834.jpg

Ths.BSCKII Lưu Quốc Khải – Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Phụ sản (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà) cho rằng, trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến người mẹ và em bé. Ảnh: PT

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh, bắt nguồn từ cuộc sống gia đình, yếu tố xã hội và tác động ngoại cảnh. Bởi bà mẹ khi mang thai có nhiều lo lắng, có đôi chút tự ti. Vì thế, trong gia đình, đặc biệt là người chồng không tế nhị sẽ dễ ‘đẩy’ sản phụ dẫn tới các rối loạn lo âu, dần dần thành trầm cảm.

Nhiều ca bệnh mắc phải là từ mâu thuẫn gia đình như vợ mang thai chồng ngoại tình, đặc biệt mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu về cách chăm sóc con. Con dâu hiện đại chăm sóc con theo phương Tây, nhưng mẹ thì lại chăm sóc cháu theo kiểu truyền thống. Người chồng lại không dung hòa được mối quan hệ đó, làm cho xung đột càng ngày càng cao, dẫn tới sản phụ ảnh hưởng tâm lý.

Khi nào biết bị trầm cảm sau sinh?

BS Huyền cho biết, sau sinh khoảng 2-3 ngày ở phụ nữ thường xuất hiện cảm giác hơi buồn một chút, căng thẳng, lo lắng. Tâm lý này bình thường và tự biến mất sau 2 tuần, nhưng sau 2 tuần đó mà không hết, thậm chí nặng lên thì cần phải đặt ra câu hỏi là "liệu có trầm cảm sau sinh hay không? và nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời".

Nói về đặc điểm của trầm cảm, bác sĩ cho biết, người có dấu hiệu trầm cảm thường buồn, không thích giao tiếp với mọi người, những sở thích trước kia thì nay gần như không còn, họ cô lập, mặc cảm tự ti, có những ý nghĩ tiêu cực, không muốn sống hoặc hủy hoại bản thân, nặng hơn là muốn kết liễu cuộc sống.

"Giai đoạn mang thai và sau sinh, khả năng phòng bệnh của người phụ nữ rất kém, đôi khi chỉ một cú hích là đã khiến phát bệnh rồi. Bởi vậy rất cần sự quan tâm của những người thân xung quanh. Phụ nữ trải qua một cuộc sinh nở đã làm thay đổi cơ thể, đau đớn về mặt cơ thể, nếu thêm tác động về tinh thần sẽ rất dễ trầm cảm. Mất sữa, nuôi sữa ngoài thế như thế nào, con quấy khóc… dẫn tới bà mẹ lo lắng nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, không có người khác hỗ trợ đều tác động đến tâm lý. Chỉ một hành động nhỏ của người thân, đặc biệt của người chồng đều có tác động tâm lý tích cực hoặc tiêu cực đến người phụ nữ. Người chồng có vai trò vô cùng quan trọng, có thể là yếu tố chữa lành trầm cảm sau sinh cho người bệnh" – BS Huyền cho hay.

tram-cam-sau-sinh-17293453939271210739306.jpg

Trầm cảm sau sinh có thể phòng ngừa được khi mẹ bầu cùng người thân trong gia đình chuẩn bị sẵn mọi tâm lý và kiến thức

Ths.BSCKII Lưu Quốc Khải cho rằng, trầm cảm sau sinh có thể phòng ngừa được. Để dự phòng, các chuyên gia khuyên mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, nhất là các bạn trẻ lần đầu làm mẹ. Với việc tham gia các chương trình thai sản, các câu lạc bộ về thai sản là cách trang bị kiến thức về cách nhận biết, phòng bệnh khi nào là trầm cảm sau sinh.

Khi có ý định mang thai, chị em cũng cần trao đổi với bác sĩ sản khoa, đặc biệt là những người từng có lần bị trầm cảm khi mang thai, trầm cảm sau sinh hoặc gia đình có tiền sử bị trầm cảm… Việc trang bị kiến thức không chỉ mỗi bà bầu mà ngay cả các thành viên trong gia đình cũng cần trang bị trước khi chào đón thành viên mới.

Sau sinh, phụ nữ cần ngủ đủ giấc và dành thời gian chăm sóc bản thân, cần có những bài tập phù hợp giúp lấy lại được vóc dáng, sự tự tin. Người phụ nữ cũng cần bước ra bên ngoài, hít thở không khí, tương tác với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, gia đình cần chia sẻ, chăm sóc em bé cùng bà mẹ. Nếu thấy người mẹ có dấu hiệu trầm cảm cần được khám sớm tại các chuyên khoa tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần.

Điều trị trầm cảm có rất nhiều cách. Chẳng hạn như dùng thuốc để điều trị các chất dẫn truyền thần kinh trong não, thứ 2 là dùng biện pháp trị liệu tâm lý. Điều quan trọng vẫn cần phải giải quyết triệt để căn nguyên tâm lý vì nếu không nguyên nhân tâm lý chưa giải quyết, trầm cảm còn kéo dài.

avatar1711527917970-1711527918248168756890.jpegNgười phụ nữ thích leo núi trong thai kỳ, vượt qua trầm cảm sau sinh

Được gia đình chồng ủng hộ, Lâm Vy thoải mái leo núi, tắm biển… trong thai kỳ. Sau sinh, cô chủ động cho con ngủ nôi, không nằm chung giường với mẹ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022