Theo chuyên trang về bệnh tiểu đường của Mỹ The Diabetes Council, đậu trong đó có đậu đỏ không chỉ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định mà còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

Theo trang web của Tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabes.co.uk, một nghiên cứu từ Costa Rica cũng chỉ ra rằng ăn nhiều đậu hơn và ít cơm hơn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường

Tiến sĩ Frank Hu, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), thành viên của nhóm nghiên cứu nhận xét: Cơm rất dễ được cơ thể chuyển hóa thành đường. Gạo được chế biến rất kỹ, đó là tinh bột nguyên chất và tinh bột là chuỗi dài của đường. Trong khi đó, đậu chứa nhiều chất xơ hơn gạo, nhiều protein hơn và có chỉ số đường huyết thấp hơn - có nghĩa là chúng gây ra phản ứng insulin thấp hơn nhiều.

Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác no và giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, không giảm đột ngột. Do đó, việc sử dụng đậu đỏ thường xuyên với hàm lượng thích hợp rất có lợi cho sức khỏe.

dau-do-1729339322993140224858.jpg

Đậu đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Các thành phần hoá học có trong đậu đỏ

Đậu đỏ có chứa thành phần hóa học bao gồm: Protid, chất béo, glucid, Ca, P, Fe, vitamin B và một số chất khác.

Cụ thể, hạt khô chứa glucid 64,4%, protid 19,9%, nước 10,8%, chất xơ 7,8%, tro 4,3%, lipid 0,5%... Hạt còn chứa globulin, Ca, P, Fe, vitamin A1, B1, B2.

Đậu đỏ có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi thuỷ, hành huyết, tiêu thũng, bài nũng (loại mủ). Dùng trị thuỷ thũng cước khi tả lỵ ung nhọt sưng tấy.

Theo y học hiện đại, đậu đỏ là nguồn thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, tính bình, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số lợi ích đậu đỏ mang lại cho sức khỏe:

Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường, huyết áp, các bệnh về tim mạch

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, protein chứa trong đậu đỏ có khả năng ức chế các α-glucosidas trong đường ruột. α-glucosidas là một loại enzyme có nhiệm vụ phá vỡ các carbohydrate phức hợp như tinh bột và glycogen. Tác dụng này khiến cho đậu đỏ trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ điều trị, kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, ăn đậu đỏ thường xuyên cũng góp phần giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ vào thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B. Chất xơ trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp. Kali trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu – giúp mức huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa trong đậu đỏ có tác dụng chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã xác định được tối thiểu 29 hợp chất chống oxy hóa khác nhau chứa trong đậu đỏ bao gồm các bioflavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.

Tăng cường cơ bắp, hỗ trợ giảm cân

Một chén đậu đỏ có thể chứa tới 17,3g protein - chất dinh dưỡng quan trong hỗ trợ cơ thể xây dựng cơ bắp săn chắc. Việc kết hợp một chế độ tập luyện thường xuyên cùng hấp thu đủ hàm lượng chất xơ và protein tốt cho sức khỏe chính không những là một cách tuyệt vời để cơ thể trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn mà còn giúp giữ dáng, giảm mỡ thừa.

Giải độc và thanh lọc cơ thể

Đậu đỏ có công dụng giải độc gan, ruột, kích thích nhuận tràng và làm thông ruột. Bên cạnh đó, vỏ hạt đậu đỏ chứa chất xơ nên có thêm công hiệu trong việc loại bỏ cặn bã ở thành ruột và làm sạch ruột.

Tốt cho thận

Chè đậu đỏ chứa nhiều chất xơ và hợp chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và proanthocyanidins giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các gốc tự do, khôi phục sự cân bằng chất ẩm có trong thận và cải thiện sức khỏe thận. Đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị suy thận.

Giảm stress

Nước đậu đỏ có tác dụng hỗ trợ rất hiệu quả trong việc giúp tinh thần tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi và tập trung hơn vào công việc.

Tốt cho chức năng gan

Nước đậu đỏ có tác dụng giải độc cơ thể và thanh lọc gan, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị vàng da do viêm gan, xơ gan, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.

Lợi sữa

Đối với những phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thói quen uống nước đậu đỏ thường xuyên sẽ giúp cơ thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết và tăng cường sự tiết sữa từ cơ thể người mẹ.

Cải thiện sức sống làn da

Những công thức mặt kết hợp bột đậu đỏ với các sản phẩm thiên nhiên khác như sữa tươi, sữa chua, mật ong hoặc dầu dừa vừa lành tính mà còn có hiệu quả tăng độ mịn, sáng đến bất ngờ sau mỗi lần dùng.

Để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, trước khi đắp mặt nạ bột đậu đỏ với một trong những loại hỗn hợp trên, da mặt cần được làm sạch cẩn thận.

dau-do1-1729339406840186554367.jpg

Đậu đỏ có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau.

Những ai không nên ăn đậu đỏ?

Dù đậu đỏ tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng hợp với thực phẩm này. Bột đậu đỏ hay đậu đỏ sẽ "chống chỉ định" với một số nhóm đối tượng nhất định. Dưới đây là những người không nên ăn đậu đỏ:

Người thường xuyên bị lạnh tay, chân, cơ địa hàn lạnh nên hạn chế hoặc không nên ăn đậu đỏ. Đậu đỏ cũng là thực phẩm có tính hàn, có thể khiến tình trạng này thêm trầm trọng đồng thời gây hiện tượng hạ thân nhiệt.

Những người đang bị chướng bụng, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn đậu đỏ. Có thể đợi đến khi hệ tiêu hóa bình thường trở lại rồi ăn đậu đỏ bình thường.

Tình trạng dị ứng thức ăn cũng có thể xảy ra khi ăn đậu đỏ. Triệu chứng của dị ứng có thể là tê bì chân tay, tê bì hoặc sưng môi, lưỡi. Cũng có người bị ngứa, phát ban, rối loạn tiêu hóa sau khi ăn đậu đỏ. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây khó thở hoặc các phản ứng thần kinh khác.

Ăn đậu đỏ có thể khiến dạ dày tăng tiết axit. Vì vậy, những người đang bị viêm loét dạ dày cần cân nhắc kỹ khi dùng đậu đỏ. Nếu vẫn tiêu thụ đậu đỏ, có thể phải đối mặt với triệu chứng buồn nôn, đau dạ dày.

Có nên ăn nhiều đậu đỏ?

Ăn quá nhiều đậu đỏ cùng một lúc hoặc ăn đậu đỏ chưa nấu chín kỹ có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Ăn nhiều đậu đỏ đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể lượng lớn carbohydrate và calo. Nếu lặp lại việc này thường xuyên hoặc ăn nhiều đậu đỏ trong thời gian dài, việc tăng cân rất dễ xảy ra.

Khi ăn các món chè đậu đỏ hoặc bánh đậu đỏ chứa nhiều đường là đang nạp một lượng đáng kể đường vào cơ thể. Đường có thể gây tăng cân, làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể đồng thời làm tăng đường huyết. Điều này không tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ, tiền tiểu đường hay tiểu đường. Những bệnh nhân mắc các bệnh này nên ăn đậu đỏ được chế biến theo các công thức không có đường.

Nếu tiêu thụ quá nhiều đậu đỏ có thể góp phần vào việc tăng cân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng của mình. Cần cân đối trong việc tiêu thụ đậu đỏ để tránh tăng cân không mong muốn.

Nếu ăn đậu sống có thể gặp triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, nôn ói, đau thắt bụng do tác dụng của hoạt chất lectin.

Đậu đỏ kỵ với dạ dày dê nên chú ý không kết hợp hai thực phẩm này với nhau để chế biến món ăn để tránh tiêu chảy hoặc phù nề.

ba-bau-an-nhieu-dau-do-co-tot-khong1529995874-1530171737750941409580.jpgBà bầu ăn nhiều đậu đỏ có tốt không?

Tôi nghe nói ăn đậu đỏ mỗi ngày tốt cho sức khỏe vì rất bổ dưỡng, nhưng không biết với phụ nữ mang thai thì có thể nấu đậu đỏ ăn mỗi ngày được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022