Cà chua xanh

Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Dưa cải muối xanh

Dưa cải muối là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không nên vội vàng mà ăn dưa cải khi còn xanh. Loại dưa cải muối này hương vị không chỉ kém hấp dẫn mà còn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.

Khoai tây xanh

Bác sĩ Tạ Tùng Duy, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết một củ khoai tây cỡ trung bình nặng khoảng 150g cung cấp 110 calo, không chứa natri hoặc cholesterol.

Ăn cả vỏ, một củ khoai tây trung bình cung cấp 18% nhu cầu kali, 8% lượng chất xơ, 45% lượng vitamin C, 10% lượng vitamin B6 và 6% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày.

Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng cảnh báo hợp chất gây hại solanine.

Một người nặng 50kg ăn 100g khoai tây có solanine có thể bị ngộ độc.

Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nồng độ solanine trong củ cao hay thấp, hoặc người ăn là trẻ em, thấp bé...

Triệu chứng ngộ độc solanine gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nhức đầu và đau dạ dày. Các triệu chứng nhẹ có thể biến mất sau khoảng 24 giờ. Trường hợp nặng, người ngộ độc khoai tây có thể tê liệt, co giật, khó thở, hôn mê, thậm chí tử vong.

Những sai lầm khi chế biến rau

nhung-loai-rau-cu-cang-xanh-cang-co-doc-de-gay-ung-thu-6114-1689059893903-16890598941931425239011.jpg

Rửa rau quả tươi qua loa với nước

Nhiều gia đình có thói quen rửa rau quả tươi với nước hoặc ngâm trong nước muối. Tuy nhiên, cách làm này có thể không làm sạch vi khuẩn, trứng giun và dư lượng hóa chất trừ sâu, nhất là khi ăn sống.

Nên rửa rau củ quả tươi dưới vòi nước chảy, không dùng xà phòng, thuốc tẩy hoặc nước rửa thương mại, có thể dùng bàn chải sản phẩm sạch để chà sạch các loại quả cứng như dưa chuột, dưa hấu...

Cách này giúp loại bỏ bụi bẩn, cát mắc kẹt giữa trên vỏ của quả, khe của các loại rau... giảm lượng tác nhân gây hại.

Nấu chín kỹ

Theo Sức khỏe & Đời sống, nhiều gia đình áp dụng gượng ép theo các công thức nấu ăn chưa hẳn đã là chế biến rau củ đúng cách.

Một trong những lỗi cơ bản khi vào bếp là chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao quá lâu. Điều này sẽ làm mất phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng.

Luộc rau quá kỹ cũng khiến các vi chất dinh dưỡng như vitamin B và C bị hòa tan trong nước và thẩm thấu ra ngoài một cách lãng phí.

Bỏ đi những bộ phận giàu dinh dưỡng trên rau củ

Rất nhiều người khi sơ chế rau củ đã mắc phải một lỗi rất phổ biến là vứt bỏ những bộ phận giàu chất dinh dưỡng có trong rau, củ như cuống và lá của súp lơ xanh, vỏ dưa leo và khoai tây…

Bạn nên thay đổi cách thức nấu ăn của mình để giữ lại các thành phần giàu dinh dưỡng này.

Vỏ, lá và thân cây thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà các bộ phận khác không có. Chúng cũng có hàm lượng vitamin cao hơn hẳn các bộ phận khác.

Ép củ, quả làm mất chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng khác

Hãy từ bỏ thói quen uống nước ép trái cây, rau củ thay vì ăn chúng một cách trực tiếp.

Sau khi ép, các loại rau, củ này sẽ bị mất một lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải nghiền nát rau, củ, quả, bạn hãy sử dụng chiếc máy xay sinh tố và không bỏ đi bất cứ thành phần nào.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022