Theo các chuyên gia, mưa bão thường kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như gió mạnh, sét đánh, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.... Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí tính mạng con người.

Chẳng hạn, khi mưa to kèm dông mạnh, nhiều cây xanh có nguy cơ gãy đổ, bật gốc ra đường đe dọa đến sự an toàn của người tham gia giao thông. Không những thế, mùa mưa bão, hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó có hệ thống điện thường bị ảnh hưởng (đứt dây dẫn điện, nghiêng và ngã trụ điện, cháy nổ các thiết bị điện), khiến người dân có nguy cơ bị điện giật.

dien-giat-17258658789571682405240-1753182737504-1753182738963116911533.jpg

Mưa bão tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, nhiều sự cố như gió bão cuốn các biển quảng cáo, mái tôn, dụng cụ lao động…gây ra không ít mối hiểm họa, nguy hiểm cho người dân.

Ngoài ra, một nguy cơ hiện hữu nữa thường xảy ra trong mùa mưa bão là đuối nước, nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, việc chủ động phòng chống trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người.

Hiện tại, bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền gây mưa lớn ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, dự báo tối nay (22/7) và sáng mai (23/7), một số địa phương như Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An sẽ có mưa to đến rất to. Theo các chuyên gia, mưa lớn làm gia tăng nguy cơ lũ quét trên các sông, suối nhỏ và sạt lở đất trên sườn dốc, nhất là tại khu vực miền núi, trung du.

Để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo người dân lưu ý:

- Theo dõi diễn biến của bão để chủ động ứng phó.

- Ở yên trong nhà, nơi trú ẩn an toàn (đóng chặt cửa, tránh xa cửa sổ, khu vực có kính).

- Tuyệt đối không ra ngoài khi bão đang đổ bộ, trừ trường hợp khẩn cấp. Nếu buộc phải đi ra ngoài, cần mang theo các vật dụng như đèn pin, áo phao, còi, điện thoại để liên lạc khi có sự cố.

- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật,…

- Chủ động ngắt nguồn điện, khóa ga nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, điện giật trong điều kiện mưa bão nguy hiểm.

- Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ. Không quay lại khi bão chưa tan.

- Lưu ý thời gian tâm bão vào vì sẽ có khoảng 30 phút – 1 tiếng lặng gió trước khi gió đổi hướng và mạnh trở lại.

- Đề phòng mưa, lũ, ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, khu vực đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; đề phòng nước dâng vùng ven biển, cửa sông.

- Lưu số điện thoại cứu hộ cứu nạn địa phương, thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm cho lực lượng chức năng trong trường hợp khẩn cấp.

- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh trong mùa mưa bão

Theo Bộ Y tế, trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa lụt bão, mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Riêng với bệnh thương hàn, theo Bộ Y tế, thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người. cảm thụ, trung bình từ 8 - 14 ngày.

Phương thức lây truyền: Do ăn phải thực phẩm, uống nước bị nhiễm khuẩn không được nấu chín. Đây là đường lây quan trọng và thường gây dịch lớn.

Bên cạnh đó, do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn qua chất thải, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn,… Đường lây này thường gây dịch nhỏ, tản phát.

Để phòng chống bệnh thương hàn, Bộ Y tế khuyến cáo, cần tăng cường giám sát dịch tễ học tại các ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao (vùng đông dân cư, điều kiện vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, sử dụng nước sông, ao, hồ, vùng có bệnh lưu hành)...

Cải thiện hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: Xử lý chất thải, đặc biệt là tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Chuẩn bị thuốc, hóa chất, trang thiết bị, máy phun phòng chống dịch.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh phòng bệnh trong cộng đồng, thực hiện ăn chín uống sôi để phòng ngừa dịch bệnh.

edit-lang2-1725783094071-1753089481038-1753089818938102559507-0-0-637-1020-crop-175308982468159229572.jpegChuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022