
GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.
Trong lần đến khám nội soi đại tràng kiểm tra sức khỏe định kỳ ở BVĐK Tâm Anh, bà Thu (56 tuổi, ngụ tại An Giang) bất ngờ phát hiện khối u sùi kích thước 4 cm ở trực tràng (cách rìa hậu môn 7 cm) và một polyp 0,9 cm ở đại tràng sigma (cách rìa hậu môn 30 cm).
Polyp đại tràng được bác sĩ cắt bỏ ngay trong lúc nội soi, đồng thời sinh thiết mô u sùi chỗ tổn thương. Kết quả là ung thư biểu mô tuyến.

Cánh tay robot có thao tác chính xác, tỉ mỉ cắt trọn khối u cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo TS.BS Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, kết quả chụp cộng hưởng từ MRI 3 tesla cho thấy tình trạng dày không đều thành bên phải trực tràng đoạn giữa. Tổn thương có chiều dài 1,3 cm, chiếm ⅓ chu vi lòng trực tràng, xâm lấn đến lớp cơ trực tràng và lan xuống mô mỡ trực tràng, nhưng may mắn chưa xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh và mạc treo trực tràng.
“Tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt”, bác Minh Hùng cho biết.
Sau khi cân nhắc, trao đổi với người bệnh, bác sĩ đưa ra phương pháp phẫu thuật nội soi có sự hỗ trợ của Robot Da Vinci Xi hiện đại, với nhiều lợi thế, phẫu thuật tiện lợi.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ tiến hành mở phúc mạc dọc động mạch mạc treo tràng dưới, phẫu tích kẹp cắt tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, động mạch trái, cắt trực tràng sigma cách bờ u dưới 1,5 cm. Cuối cùng, đưa đại tràng ra ngoài qua đường mổ, cắt ngang đại tràng cách bờ trên u 20 cm, nối đại tràng với trực tràng.
Sau phẫu thuật, bà Thu ít đau, có thể đi lại sau một ngày, được ăn thức ăn lỏng sau 3 ngày, xuất viện sau 5 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa xâm nhập giai đoạn 1, khối u xâm nhập đến lớp cơ thành trực tràng, hạch lấy ra chưa di căn, bờ u đã lấy sạch, người bệnh cần khám định kỳ theo dõi tái phát.
Ung thư trực tràng có chữa khỏi được không?
Ung thư trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam. Theo Globocan 2022, ung thư trực tràng đứng thứ 3 với tỷ lệ mắc mới, với hơn 1,9 triệu ca mắc mới mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất, gây ra hơn 8.454 ca tử vong mỗi năm, xếp thứ 5 về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư (sau ung thư phổi, gan, vú và dạ dày).
Nguyên nhân chính xác gây ung thư trực tràng không được xác định rõ ràng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt đóng hộp), ăn ít chất xơ, lối sống ít vận động, và căng thẳng kéo dài… được xem là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.
Bác sĩ Minh Hùng cho biết, ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính nguy hiểm, tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm có tỷ lệ chữa khỏi rất cao, với tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên đến 90% hoặc điều trị triệt căn.
Tuy nhiên, khi bệnh đã di căn xa (giai đoạn IV), tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống đáng kể, chỉ còn khoảng 11-15,7%. Lúc này, quá trình điều trị phức tạp, người bệnh phải điều trị đa mô thức, kết hợp hóa trị, xạ trị, điều trị thuốc trúng đích, điều trị giảm nhẹ.

GĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

GĐXH - Đi ngoài 9 đến 10 lần một ngày trong vài tháng, nam bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng.

GiadinhNet - Những loại thịt đã qua chế biến là thịt đã được biến đổi qua quá trình ướp muối, xử lý, lên men, hun khói… đã được cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế cảnh báo có nguy cơ gây ung thư trực tràng cao hơn so với những thực phẩm lành mạnh khác.