GiadinhNet - Thông thường, huyết áp thường có 2 thời khắc cao điểm, đó là khoảng 9h và 18h.
Trong những ngày trời chuyển rét, nhiệt độ giảm thấp, không khí khô hanh lúc này là tác nhân khiến mũi và họng dễ bị khô, gây ra tình trạng ho, nhiễm lạnh. Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến bạn dễ mắc phải chứng cảm lạnh.
Bệnh cảm lạnh là do virus gây ra. Phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus và Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Ảnh minh họa
Thông thường, bệnh có thể tự khỏi, cơ thể tự hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày (đối với người lớn) và 10 - 15 ngày đối với trẻ nhỏ mà không cần phải sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, trong quá trình mắc cảm lạnh, người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ thường bị bội nhiễm, ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang,... cần được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế.
Cần làm gì khi bị cảm lạnh
Cảm lạnh là một bệnh lý không nguy hiểm, điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh như: nghẹt mũi, đau họng, ho, đau cơ, sốt nhẹ.
Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh chăm sóc cơ thể bằng các cách sau:
Làm thông mũi
Việc xì mũi mạnh, thường xuyên có thể gây kích ứng bên trong, gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi và xoang mũi, dễ dẫn đến viêm xoang. Để làm thông mũi, tốt nhất bệnh nhân nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm chất nhầy, giúp mũi bớt nghẹt.
Làm dịu cổ họng
Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2 - 4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.
Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ
Uống nước ấm, nhất là nước chanh mật ong hoặc nước gừng làm tan đờm trong cổ họng, giảm ho và giảm cơn đau họng, giữ ấm cho cơ thể.
Nên tăng cường dùng nước, nước trái cây, súp và nước canh để giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Các loại vitamin C và kẽm cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh.
Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ giúp giảm căng thẳng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị cảm lạnh.
Lưu ý khi phòng ngừa cảm lạnh
- Không dùng chung ly hoặc dụng cụ uống nước, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh.
- Luôn giữ ấm cơ thể
- Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm vitamin để nâng cao sức khỏe.
- Tập thể dục nâng cao thể trạng.
-Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.
- Vệ sinh chân tay, nhà cửa sạch sẽ,
GiadinhNet - Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao như hầm nhừ hoặc nướng trong lò nướng, nhưng hâm nóng bằng lò vi sóng thì không phải lúc nào vi khuẩn này cũng bị loại bỏ, không phải món ăn nào cũng thích hợp.
GiadinhNet - Nếu bạn bị lạnh bàn tay và bàn chân mọi lúc, bất kể thời tiết bên ngoài hoặc nhiệt độ xung quanh bạn như thế nào, hãy đến gặp bác sĩ
GiadinhNet - Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa vào viện sớm, cấp cứu trong vòng 3-4 giờ đầu để tránh nguy hiểm tính mạng và hạn chế các di chứng về sau. Tuyệt đối không dùng các cách chữa bệnh theo truyền miệng khiến bệnh nặng thêm, mất “giờ vàng” điều trị.