GiadinhNet – Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, sắp ngừng thở, người cứng như khúc gỗ, hai hàm răng cắn chặt, không nuốt, không ho khạc được sau 5 ngày bị cọc nhọn đâm vào chân.
Vừa qua, thông tin hàng trăm trẻ nhỏ ở Bắc Kạn phải nghỉ học vì ho, sốt đã khiến dư luận hoang mang. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, tính đến 12h ngày 27/10, ổ dịch cúm tại huyện Chợ Đồn đã ghi nhận 736 trường hợp, trong đó có 109 trường hợp phải vào viện điều trị. Riêng các ngày từ 24-26/10 đã có gần 700 em phải nghỉ học; có 1 trường hợp tử vong, nghi do biến chứng vì bị sốt cao kéo dài.
Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn quá tải bệnh nhi do ho, sốt. Ảnh: Báo Bắc Kạn
Trước tình hình trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm. Theo đó, 7 mẫu bệnh phẩm (3 mẫu tại Khoa Nhi, 4 mẫu lấy tại Trạm Y tế là học sinh tiểu học Thị trấn Bằng Lũng) gồm dịch họng và huyết thanh được vận chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 26/10 để xét nghiệm khẳng định. Kết quả 5/7 mẫu dương tính với Cúm B, 2 mẫu âm tính.
Theo kết quả xét nghiệm, ban đầu các chuyên gia nhận định có thể xác định đây là dịch cúm B, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa Thu - Đông và Đông - Xuân.
Cúm B có những triệu chứng gì? Có nguy hiểm không?
Theo TS.BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp…
Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.
Hiện nay, virus gây bệnh cúm ở người được chia làm 3 chủng cúm A, B, C, trong đó cúm A là loại cúm rất phổ biến (chiếm khoảng 75%) có thể lây truyền từ động vật sang người. Các đại dịch cúm trong lịch sử phần lớn do chủng cúm A gây ra như A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1… Cúm C có hiểu hiện bệnh rất nhẹ, ít lây nhiễm ở người.
Còn cúm B cũng có khả năng tạo thành nhóm dịch bệnh theo mùa và có thể lây truyền quanh năm. Virus cúm B chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người, không lây truyền qua động vật như cúm A.
Các bác sĩ cho biết, triệu chứng cúm B thường nhẹ và ít nguy hiểm hơn khi so sánh với các biểu hiện của bệnh cúm A. Hai loại cúm này cũng đồng thời kết hợp và gây nên bệnh cúm mùa hàng năm.
Khi mắc cúm B người bệnh có thể sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao với nhiệt độ khoảng 39 – 41 độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy từng bệnh nhân sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị ho, đau mỏi cơ, đổ mồ hôi có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh ho, mệt mỏi kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn nên việc này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Đặc biệt, khi mắc cúm B, nếu người lớn có các biểu hiện như khó thở, thở gấp, sốt cao trên 39 độ C kéo dài, đau tức ngực, chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, nôn nhiều; trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có biểu hiện khó thở, thở gấp, bỏ ăn, ngủ nhiều, da xanh tái, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5 độ C kéo dài… cần đến viện điều trị ngay để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Chăm sóc đúng cách cho trẻ khi bị cúm
Ảnh minh họa
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B) có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc.
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch …, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ em bị cúm, cha mẹ cần chú ý hạ sốt cho trẻ (nới rộng quần áo cho trẻ; chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4 - 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt ≥ 38,5 độc C).
Bên cạnh đó, vệ sinh đường hô hấp cho trẻ. Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn.
Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn; thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt (cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước); nếu trẻ còn bú mẹ thì tăng cường cho trẻ bú mẹ…) để tăng sức đề kháng cho trẻ, nhanh khỏi bệnh.
Cách phòng ngừa nguy cơ mắc cúm
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm, TS.BS Trần Thị Hải Ninh khuyến cáo, cần thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus cúm trong mùa cúm. Nó cũng bảo vệ chống lại một số bệnh nhiễm trùng khác.
Đảm bảo vệ sinh đường hô hấp đúng cách thông qua việc che miệng và mũi bằng khăn giấy dùng một lần khi ho hoặc hắt hơi, sau đó cuộn khăn giấy lại, vứt vào thùng rác có nắp đậy rồi rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
Nên đeo khẩu trang ở những không gian công cộng có hạn chế thông khí, như cửa hàng, siêu thị và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, cũng như ở môi trường ngoài trời đông đúc, không thể thực hiện giãn cách.
Nếu có triệu chứng sốt và nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh nên ở nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người, bởi những người bị nhiễm cúm rất dễ lây cho người khác trong giai đoạn đầu của bệnh.
Đặc biệt, nên tiêm phòng cúm hàng năm nếu được khuyến cáo. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.
GiadinhNet - Da trẻ em thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy cần phải thận trọng khi lựa chọn sản phẩm, trang phục Halloween cho trẻ, tránh hệ lụy xấu có thể xảy ra.