ntp-gdnet-hue-t5-1-1746414100433327750886-0-0-375-600-crop-17464141056091010522227.pngDấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Triglyceride trong máu vượt quá tiêu chuẩn 45 lần vì lối sống thiếu khoa học

Trong lần đi khám sức khỏe, người phụ nữ 31 tuổi họ Vương ở Hà Nam (Trung Quốc) với chiều cao 161cm, nặng 76kg đã khiến nhân viên y tế bất ngờ khi lấy máu xét nghiệm thì phát hiện máu của cô đặc quánh đầy mỡ trắng vàng.

Theo kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số lipid máu của cô Vương có mức triglyceride vượt quá tiêu chuẩn 45 lần. Bác sĩ cho biết nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc mạch máu não sẽ tăng cao, thậm chí dẫn đến tử vong đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo.

triglyceride-trong-mau-1746609234501154455750.jpg

Ảnh minh họa

Điều tra bệnh sử, được biết trong 4 tháng liên tiếp kể từ đầu năm nay, cô liên tục ăn lẩu hoặc đồ nướng hằng ngày, ngoài ra mỗi ngày uống ít nhất một cốc trà sữa. Không chỉ vậy, cô Vương còn có lịch trình làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn trong thời gian dài, đi ngủ lúc 3h và thức dậy lúc 15h, gần như đảo ngược hoàn toàn nhịp điệu ngày và đêm

Theo kinh nghiệm lâm sàng của các bác sỹ, việc ăn lẩu, đồ nướng và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khác hàng ngày trong nhiều tháng, đặc biệt là khi kết hợp với trà sữa có hàm lượng đường rất cao và thức khuya trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết, chuyển hóa lipid bất thường và quá tải gan, sau đó phát triển thành tăng lipid máu nặng và hội chứng chuyển hóa.

Sau khi can thiệp, điều trị kịp thời, các chỉ số sức khỏe của cô Vương đã cải thiện đáng kể, chỉ số lipid máu của cô đang dần trở lại mức bình thường.

Các bác sĩ nhấn mạnh rằng những trường hợp tương tự không phải là hiếm ở cư dân thành thị trẻ tuổi, đặc biệt là những người đi ngủ muộn và dậy muộn, việc ăn uống phụ thuộc vào đồ mua ngoài.

Triglyceride trong máu tăng cao nguy hiểm thế nào? 

Triglyceride là một thành phần quan trọng của mỡ máu và là một dạng chất béo trung tính cần thiết ở con người. Thông qua quá trình chuyển hóa, Triglycerid sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nguồn chất béo này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm, đặc biệt là dầu thực vật hay mỡ động vật. Triglyceride có thành phần gồm 3 nhóm axit béo với những cấu tạo khác biệt. Tại ruột non, các thành phần này sẽ được phân tách và tạo thành nguồn năng lượng cho cơ thể thông qua việc kết hợp với các chất khác.

Tuy nhiên, khi lượng chất béo tích tụ trong cơ thể là quá lớn sẽ làm tăng cao chỉ số mỡ máu và dẫn đến những nguy cơ bệnh lý như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, suy gan, viêm tụy,...

xet-nghiem-triglycerid-trong-mau-1746609322351273427490.jpg

Ảnh minh họa

Ai có nguy cơ bị triglyceride trong máu tăng cao?

Tình trạng rối loạn Triglyceride không kể giới tính hay độ tuổi, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng dưới đấy:

- Người thừa cân, béo phì.

- Người lười vận động, không thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.

- Người lạm dụng đồ uống có cồn và các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

- Người có chế độ ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật, nhiều tinh bột tinh chế (mì tôm, phở, bún,...) nhưng lại ít chất xơ.

- Người có tiền sử gia đình bị Triglyceride tăng cao và người mắc bệnh lý các bệnh về tim, thận, huyết áp cao, đái tháo đường, suy giáp...

Cần làm gì để phòng ngừa triglyceride tăng cao trong máu

Để phòng ngừa triglyceride tăng cao trong máu, biện pháp tốt nhất là xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách:

Tập thể dục thường xuyên: Vận động ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi buổi tập khoảng 30 phút với các bài tập phù hợp. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và tăng HDL cholesterol. 

Giảm lượng đường và carbohydrate tinh chế: Carbohydrate đơn giả như đường và thực phẩm làm từ bột mì trắng hoặc fructose có thể làm tăng triglyceride. 

Giảm lượng calo nạp vào: Nếu bị tăng triglyceride máu nhẹ đến trung bình, người bệnh nên tập trung vào việc cắt giảm calo. Lượng calo dư thừa được chuyển hóa thành triglyceride và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Giảm lượng calo sẽ làm giảm triglyceride.  

Sử dụng chất béo lành mạnh: Thay chất béo bão hòa có trong thịt bằng chất béo lành mạnh có trong thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, ăn cá giàu axit béo omega-3. Đồng thời, tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm có dầu hoặc chất béo hydro hóa. 

Hạn chế uống rượu: Rượu chứa nhiều calo và đường và có tác dụng đặc biệt mạnh đối với triglyceride. Nếu bị tăng triglyceride máu nghiêm trọng, tốt nhất nên tránh uống rượu. 

nguoi-benh-tieu-duong-ha-duong-huyet-khi-troi-nong5-17465196368221393800720-0-0-398-637-crop-17465198041731219758039.jpgNắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

GĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

tang-huyet-ap5-17459426221681379642287-0-45-259-459-crop-17459428689711670942488.jpgNgười phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

nhoi-mau-co-tim-cap6-1745745505679900082272-0-29-363-610-crop-17457455141411492951452.jpgNgười đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022